Phong tục

Phong tục đón lễ Giáng sinh tại gia đình Séc

Cập nhật lúc 23-12-2010 21:34:36 (GMT+1)

 

Những ngày lễ trong dịp Giáng sinh là những ngày lễ lớn nhất trong năm, được dân chúng tại CH Séc ưa chuộng nhất. Người Séc coi những ngày này là những ngày thanh thản và yên bình.


Việc tổ chức lễ được bắt đầu từ ngày 24 tháng 12, ngày còn được gọi là ngày Rộng lượng  (Štědrý den).

Ngày 25.12 là ngày lễ chính Giáng sinh và ngày 26.12 gọi là ngày của thánh Stephan, những buổi lễ được tổ chức theo truyền thống Công giáo đã được dân dã hóa theo thời gian.

Truyền thốnglễ hội bắt đầu có bằng sự tích ra đời của Chúa Giê-su, vị chúa mà theo phần lớn những người công giáo cho là con của Chúa trời và là Đấng cứu thế. Bởi vậy từng ngày trong những ngày lễ này  là những biểu tượng vượt thời gian, trữ tình, quyến rũ và thu hút kỳ diệu của phong tục dân gian, kể cả tâm linh và bói toán.

Những vòng hoa mùa vọng treo trên cửa ra vào của nhiều gia đình đã làm cho những người ngoại quốc biết rằng những ngày lễ sắp đến, Những vòng hoa còn được đặt tại khu nghĩa địa,trên những nấm mộ của những người thân quen, họ hàng đã khuất.

Truyền thuyết về sự ra đời của Giê-su

Như đã viết ở trên, phong tục lễ nô - en được khởi đầu từ truyền thuyết ra đời của Giê-su viết trong Tân Ước, sách kinh chính của những người công giáo.

Theo câu chuyện kể dân dã thì Giê-su chào đời vào khoảng đêm ngày 24 sáng  ngày 25 tại thành phố Bet-lem ở Israel. Mẹ của Giê-su là Marie, ông Giu-se chồng bà không phải là cha của Giê-su. Trong thời kì mang thai bà Marie cùng chồng phải chạy khỏi Narazet trước sự đe dọa của hiểm họa điều tra dân số để thu thuế.

Hai vợ chồng đến Betlem vào buổi đêm và không tìm được chỗ trú chân. Vì vậy họ phải nhờ viện đến lều chăn cừu  gần cổng thành phố. Bà Marie  đã sinh Giê-su tại đó. Bởi  không có  nôi, giường nên bà đặt Giê-su vừa mới chào đời vào trong máng cỏ, máng sử dụng để đồ ăn cho gia súc và cất vào trong hang đá.

Các mục đồng được thiên thần báo trước trong mộng về sự ra đời của Chúa-Đấng Cứu Thế.

Thiên thần nói với họ rằng Đấng Cứu Rỗi đã ra đời. Các mục đồng bèn lên đường đi về hướng đông tìm  gặp minh chủ. Có ba vị tiên chỉ uyên bác trên đường về phương đông tìm kiếm minh chủ đã mang theo nhiều tặng phẩm. Những vì sao sáng đã soi đường cho họ. Ngày nay họ được gọi là là Ba ông vua – Ca-spa, Men-chi-o và Ban-tha-da (Kašpar, Melichar và Baltazar).Trong số quà họ mang theo biếu Giê-su có nhựa của loài thảo dược quý hiếm gọi là nhựa cây mật nhi lạp, trầm hương và vàng (biểu tượng sự giàu có và quyền lực của của hoàng gia).

Sự ra đời của Giê-su -Đấng Cứu Rỗi và vị vua tương lai cũng đến tai vua Do Thái He-rot Đại đế. Sợ bị ảnh hưởng đến ngai vàng vị vua này ngay lập tức cho giết tất cả các bé trai mới sinh ra tại Bet-lem. Tuy nhiên Giu-se cùng Marie đã mang Giê-su đã chạy thoát sang Ai Cập. Họ trở về Nazareth  sau khi Herod Đại đế băng hà.

Ngày Rộng lượng được chào mừng vào 24.12

Trong gia đình người Séc, buổi sáng ngày Rộng lượng  được chuẩn bị kĩ càng cho bữa tối Giáng sinh. Bữa sáng thường có các loại bánh ngọt tự làm có rắc nho khô,hạnh nhân và uống với cà phê sữa, ca cao hoặc trà. Sau bữa sáng thì vai trò của các thành viên trong gia đình đã được phân công cụ thể.

Người mẹ phụ trách chính khâu chuẩn bị bếp núc.K hông thể thiếu trong bữa tối là món súp cá chép, món sa lát khoai tây, đĩa bánh mì trắng cắt lát phết sa lát và những lát thịt nguội. Bữa trưa ăn món cháo đậu lăng để tiền trong gia đình khỏi bị thất thoát theo mê tín lâu đời.

Trong những gia đình công giáo thường nhịn ăn tới tối. Trẻ con được người lớn dỗ dành nếu nhịn ăn tới lúc xuất hiện những vì sao đầu tiên, tức là tới bữa ăn tối sẽ nhìn thấy được lợn vàng. Lợn vàng thường chẳng thấy đâu.Chỉ thấy những kẻ say chập choạng trên đường phố. Bởi là ngày Rộng lượng nên cái sự mặc khải bất thường, tức là những kẻ say được gọi là lợn vàng.

Người cha cùng con cái phụ trách phần trang trí cây thông no-en, ngoài ra trách nhiệm của người cha là làm sao tiêu khiển để lũ trẻ khỏi quậy, nhưng giờ đây vai trò tiêu khiển đã có TV gánh vác đỡ ,qua những bộ phim thần thoại, cổ tích tụi trẻ cũng bớt phần nào bồn chồn, hồi hộp. Trong nhiều gia đình vẫn còn truyền thống hát những bài hát no-en hoặc nghe nhạc với chủ đề Giáng sinh.Từng thành viên trong gia đình đều dành chút thời gian để tự bọc, gói những tặng phẩm dành cho người thân.

Chuẩn bị bàn lễ

Đầu giờ chiều cả nhà bắt đầu chuẩn bị cho bữa tối Giáng sinh. Bữa tối tổ chức tại phòng  khách, trong phòng thắp liên tục cả ngày ngọn nến, tượng trưng cho Giê-su – Ánh sáng

vĩnh hằng. Gây chú ý nhất trong căn phòng là cây thông được trang trí rực rỡ, đầy những bọc keo sô cô la cùng những dây kim tuyến lóng lánh.Trên đỉnh cây thông bao giờ cũng có ngôi sao Bet-lem hoặc hình tượng trưng cho các chóp của tháp nhà thờ bằng thủy tinh. Dưới cây thông được trang trí hoặc là các mô hình bằng giấy hay đẽo từ gỗ các mô hình đặc trưng cảnh sinh hoạt tại Bet-lem  ngày ra đời chúa Giê-su.

Không thể thiếu cho bữa tối giáng sinh là hoa tươi hoặc cành tầm gửi được mạ vàng gắn trước cửa phòng khách hoặc treo dưới đèn chùm hoặc cái gọi là Barbora- chùm cành anh đào hái vào ngày 4.12 nhân kỉ niệm ngày thánh Ba-bo-ra bị tra tấn đến chết.Những cành cây đó được cắm vào lọ hoa để trong phòng có lò sưởi sẽ được nở hoa vào đúng ngày Rộng lượng. Trong phòng cũng có thêm hoa hồng Giáng sinh. Khóm hồng trồng trong chậu cảnh với tán lá xanh chuyển dần sang đỏ thẫm đúng vào những ngày Giáng sinh,màu đỏ thẫm cũng là màu tượng trưng của vua chúa.

Việc trang trí bàn ăn cho bữa tối Giáng sinh rất được coi trọng. Trên khăn trải bàn và khăn ăn được đặt lên những cành thông nho nhỏ và bộ đồ ăn (các loại đĩa,cốc và bộ phóng xiết) được sử dụng bộ dành riêng cho ngày lễ, trên bàn có thêm đĩa hoa quả, nến và những đồ trang trí khác cùng khay bánh ngọt.

Số lượng đĩa và cốc uống rượu bao giờ cũng là số chẵn.Người Séc kiêng số lẻ vì sợ sang mùa no-en sau sẽ vắng mất một ai đó trong số người thân, nhỡ đâu thần chết lại gọi đi. Thỉnh thoảng vẫn còn gia đình giữ truyền thống đặt lên bàn ở góc nhà một tảng bánh mì để gia đình khỏi lúc nào bị đói. Góc đối diện họ đặt tiền để sang năm gia đình sung túc, rủng rỉnh tiền bạc. Từng người tham dự bữa tối Giáng sinh đều cẩn thận, không cầm giữ đồ vật của người khác, bằng không, theo mê tín thì sẽ gặp nhiều đen đủi, rủi ro vào năm tới.

Bữa tối Giáng sinh

Bữa tối Giáng sinh được mở đầu bằng câu "Lạy Chúa“ kể cả trong những gia đình không theo đạo Công giáo. Người cha đứng lên chúc tụng và đến màn chạm cốc Sâm-panh. Trong lời chúc tụng người cha nhắc đến những sự kiện chính trong năm và kết thúc bằng ước muốn rằng vào lễ Giáng sinh sau cả gia đình lại được đoàn tụ đông đủ.

Bữa tối được khai màn bằng món súp cá cùng bánh mì trắng thái miếng nhỏ, chiên bơ tới khi vàng ròn. Món chính truyền thống là món cá chép xắt khúc tẩm bột (3 lớp) chiên giòn. Món này ăn kèm với sa lát khoai tây hoặc khoai tây nghiền và được vắt lên vài giọt chanh. Đồ uống thường là bia hoặc rượu vang. Trong nhiều gia đình vào bữa này trẻ em cũng được phép nhấp vài ngụm bia hoặc vang

Sau món chính mọi người mang quà đặt dưới cây thông, người để quà cuối cùng thường là người cha. Sau khi đặt gói quà cuối cùng người cha chám những ngọn nến gài trên cây thông và đốt pháo dây rồi rung hồi chuông.

Gia đình quần tụ chia quà sau hồi rung chuông. Trong tiếng nhạc lễ Giáng sinh thành viên trẻ nhất trong gia đình đứng ra phát quà. Từng người được nhận quà mang ngay ra mở, cảnh tượng lúc này rất cảm động qua sự vui mừng của trẻ em khi nhận được đúng món quà mà tụi trẻ đã viết cho chúa Giê-su hoặc những quà mà làm chúng ngạc nhiên.

Sau khi xem xong các món quà là tới mục giải trí khác, ăn nhẹ bánh ngọt hoặc lát bánh phết sa lát, trà, cà phê…

Cả nhà trước nửa đêm kéo nhau tới nhà thờ dự lễ giảng đạo đêm giáng sinh. Riêng buổi lễ này không chỉ có người công giáo mới đi dự mà những người chẳng theo đạo nào cũng tới tham gia. Sự có mặt của hị tại nhà thờ là biểu hiện tôn trọng truyền thống đồng thời cũng là tôn trọng những giá trị đạo đức mà công giáo đã in đậm vào nền văn hóa Séc cũng như văn hóa Châu Âu.



Thời khắc huyền bí

Đêm Giáng sinh là thời gian nhuốm màu huyền bí, vào thời khắc này ai cũng muốn xem hậu vận mình sẽ ra sao.

Chì được đúc tới lúc chảy rồi đổ vào vào chậu đựng nước. Hình của chì sau khi được đông cứng tùy theo giống con gì hoặc hình gì sẽ được người bói tiên đoán .

Cắt táo. Ai muốn xem bói về tương lai gần thì bổ nửa quả táo vào phần có hạt, nếu có hình ngôi sao thì có nghĩa là mạnh khỏe và may mắn, nếu có hình chữ thập thì là bệnh tật hoặc tang tóc.

Bói từ hạt dẻ (quả óc chó). Sau khi đập vỏ quả óc chó nếu nhân bị đen có nghĩa là bất hạnh và đen đủi, nếu nhân lành lặn thì đó là may mắn và hạnh phúc.

Bói từ vỏ quả óc chó. Đặt mẩu nến vào nửa lành lặn vỏ hạt óc chó đặt trên mặt nước trong bồn rửa hoặc bồn tắm. Sau đó nhìn cách  trôi nổi của vỏ hạt dẻ trên mặt nước mà tiên đoán hậu vận.

Ném dép. Các cô gái đến tuổi cập kê đứng quay lưng về phía cửa và tiến lên vài bước, cầm chiếc dép hoặc giầy ném ra phía sau lưng về hướng cửa.Nếu mũi giầy, dép chĩa ra ngoài thì năm tới sẽ đi lấy chồng. Nếu mũi giầy quay vào trong thì đành phải chờ thêm.

Đoán vỏ táo. Vỏ táo để được đoán  tên của người chồng tương lai. Các cô gái đã có một con dao để gọt vỏ quả táo nguyên vẹn  hình thành một đường xoắn ốc dài. Sau đó quay vỏ táo ba lần trên đầu rồi ném xuống sàn. Hình dạng xoắn ốc sau khi hạ cánh trên mặt đất, những người tham gia, cùng với các cô gái phép thuật cố gắng để đoán chữ , tên đầu tiên của người chồng tương lai .

Bói từ hạt của quả táo. Mười hai hạt quả táo được thả vào bát nước. Mọi người cùng quan sát xem có bao hạt nổi lên. Mỗi hạt táo nổi được coi là tượng trưng cho một tháng hạn trong năm tới.

Bói từ vỏ củ hành

Củ hành được bóc ra mười hai lớp vỏ. Mỗi lớp vỏ tượng trưng cho một tháng, các lớp vỏ được để cạnh nhau, rắc lên chút muối để tới buổi sáng. Sau đó theo thứ tự tượng trưng từ tháng 1 đến tháng 12 trên vỏ nào mà muối được tan ra  thì là tháng mưa, nếu chỉ hơi ướt thì là tháng bình thường còn nếu khô nguyên thì sẽ là tháng hạn.

Biểu tượng kì diệu của Giáng sinh

Đêm Giáng sinh được ưu đãi với ý nghĩa Kitô giáo và huyền diệu phi thường đối với các con chiên ngoan đạo. Đây là ngày lễ của Adam và Eva, theo truyền thống Do Thái và Thiên chúa giáo cổ đại là tổ tiên của tất cả nhân loại. Trong truyền thống Kitô giáo, điều kì diệu tột đỉnh là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giêsu Kitô, con của Thiên Chúa và Đấng Cứu Rỗi, người sau khi bị đóng đinh hành hình Ngài đã sống lại từ cõi chết và vẫn còn sống mãi mãi.

Truyền thống này được thể hiện trong mọi gia đình Séc trang trí cây Giáng sinh khi cây được đặt trên đầu trang của các ngôi sao của Bet-lem, hoặc kính bình chỉ kỷ niệm các đỉnh tháp nhà thờ.

Trong nhiều gia đình, cách đốt nến giữ lửa trong phòng khách và cảnh Chúa giáng sinh với nến là một biểu tượng của ánh sáng vĩnh cửu, thiên tính của Chúa Giêsu, cháy liên tục cho đến khi kết thúc lễ Epiphany( Ba ông vua) vào ngày 6 Tháng Giêng.

Điều cuối cùng mà thậm chí trong nhiều gia đình Séc cũng đã quên  đó là tại sao ăn món cá vào bữa tối Giáng sinh.

Nguồn gốc của biểu tượng cá bắt đầu từ thế kỉ thứ nhất sau công nguyên, khi những người công giáo bị chính quyền La mã truy đuổi. Họ phải dùng mã tự để nhắc nhớ đến Chúa Giê-su bằng những từ viết tắt tiếng Hi lạp- ICHTYS (chữ Hi lạp  ΙΧΘΥΣ), hoặc vẽ hình cá đơn giản.

Từ ICHTYS dịch ra có nghĩa là "cá". Những người công giáo trong lúc trốn chạy không nghĩ đến cá đơn thuần. Từ này họ chọn bởi những chữ đầu trong tiếng Hi lạp Iesus Christos Theú Yios Sóter – Giê-su Christus, Con trời, Đấng cứu thế.

Vánoční koleda: Půjdem spolu do Betléma


Půjdem spolu do Betléma
duj-daj, duj-daj, duj-daj,dá!
Ježíšku, panáčku,
já tě budu kolíbati,
Ježíšku, panáčku,
já tě budu kolíbat
Začni Kubo, na ty dudy
duj-daj, duj-daj, duj-daj,dá!
Ježíšku, panáčku,
já tě budu kolíbati,
Ježíšku, panáčku,
já tě budu kolíbat
A ty Janku, na píšťalku
dudli, tudli, dudli, dá!
Ježíšku, panáčku,
já tě budu kolíbati,
Ježíšku, panáčku,
já tě budu kolíbat
A ty Mikši na housličky
hudli, tidli, hudli, dá!
Ježíšku, panáčku,
já tě budu kolíbati,
Ježíšku, panáčku,
já tě budu kolíbat
A ty Vávro, na tu basu
rum, rum, rum, rum, ruma dá!
Ježíšku, panáčku,
já tě budu kolíbati,
Ježíšku, panáčku,
já tě budu kolíbat
Narodil se Kristus Pán – veselme se,
z růže kvítek vykvet nám – radujme se.

 

Nhà báo Pavel Blažek

Viết riêng cho Vietinfo.eu

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #1 HÀ LÊ: VUI BUON LẪN LỘN_ ĐÊM NOEN!

    24-12-2010 03:05

    QUA trang báo vietinfo mình chúc ban biên tập một mùa giáng sinh an lành. mình chúc bạn đọc vui vẻ như mới cày xong thửa ruộng. mình mượn anh thiều quang câu thơ cháy lòng để nói lên cảm nghĩ của những người con xa quê.
    "TRẢI BAO MÙA GIẢ BIỆT GIÓ MƯA RƠI"
    gió mưa rơi, và cuộc đời ta cứ thế già đi trên đất khách quê người. những gương mặt hanh hao, những mái đầu điểm bạc, những chị, những anh, những em đang phải gồng mình để sống, để chống chọi với muôn nỗi khó khăn. và nhiều lúc vì vui, vì buồn mà ta cố quên phắt đi mình là ai.những người thành đạt và những người chưa thành đạt cũng đều giống nhau từ những buớc đi vội vàng cùng năm tháng.năm tháng chẳng đợi một ai. và ngày giáng sinh như nhắc nhở một kiếp con người đã qua đi một tuổi.
    năm nay món quà trên tay như có nhẹ hơn, ánh đền đường như nhat nhoà trong tuyết lạnh. tuần vàng tuần bạc đã đi qua, nhìn đống hàng tồn kho mà cảm thấy nao lòng. nhưng dẫu sao ta cũng vui với người dân bản địa để đón một mùa giáng sinh thật an lành..
    BỎ LẠI ĐẰNG SAU NHỮNG NỖI BUỒN MUÔN THỦA
    CƠM ÁO CHẲNG ĐÙA VỚI KHÁCH THƠ
    NHÌN TUYẾT TRẮNG, THẤY LÒNG THANH THẢN LẠI
    THỜI GIAN ƠI! NGƯƠI CHẲNG ĐỢI, CHẲNG CHỜ

    NƠI ĐẤT KHÁCH, THÂN KIỀU TA LẶN LỘI
    VƯƠNG MỘT NỖI BUỒN, NĂM THÁNG CỨ ĐẦY VƠI
    TIẾNG CHUÔNG CHIỀU, NHƯ NHỊP TIM TA ĐẾM
    LỠ HẸN VỚI QUÊ NHÀ, HẸN GIÁNG SINH SAU

    BÊN CÂY THÔNG, ÁNH ĐÈN NHẤP NHÁY
    NHƯ TRÊU NGƯƠI, ĐÙA CỢT, Ý DÈM PHA
    QUÀ CỦA CON, MÓN HÀNG TÀU BÁN Ế
    CHA THOÁNG BUỒN, MẸ CŨNG THẾ, CÓ VUI ĐÂU

    ƯỚC ĐÊM NAY, ĐÊM DÀI CHO THẬT LÂU
    ĐỂ THỨC TRỌN CÙNG CHÚA CON, MÁNG CỎ
    CHÚA CỦA TÔI ƠI! CÓ ĐÔI LỜI MUỐN TỎ
    TRÊN GIÁ ĐÓNG ĐINH, NGƯƠI CÓ BUỒN KHÔNG.

    MẤY vần thơ thay món quà vanoce, năm mới.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo