Phong tục

Ngày 23 tháng Chạp, gợi nhắc lại sự tích ông Công ông Táo xưa

Cập nhật lúc 14-01-2017 07:58:52 (GMT+1)
Sự tích ông Công ông Táo được nhân dân ta truyền lại qua bao đời

 

Cứ vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, nhân dân ta lại làm lễ cúng Ông Công ông Táo. Tục lệ này được xuất phát từ sự tích ông Công ông Táo trong dân gian xưa.


Sự tích ông Công ông Táo

Tương truyền, Táo quân là chức Ngọc Hoàng thượng đế trao cho ba người có mối tình thâm nghĩa nặng: nàng Thị Nhi và hai chàng Trọng Cao, Phạm Lang.

Thị Nhi có chồng tên Phạm Cao. Hai người ăn ở mặn nồng, tha thiết với nhau  lâu rồi mà mãi không có con nên sinh ra buồn phiền và hay cãi cọ nhau. Một hôm Trọng Cao sô sát với Thị Nhi, trong lúc nóng nảy, Trọng Cao đánh và đuổi vợ đi.

Thị Nhi giận chồng bỏ nhà đi đến một sứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, Phạm Lang và Thị Nhi kết thành vợ chồng.

Về phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận, chàng ta vô cùng ân hận nhưng đã quá muộn. Vì thế, Trọng Cao quyết tâm lên đường đi tìm vợ. Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường.

 

 Thị Nhi và Cao Lang gặp lại nhau

Cuối cùng vào ngày 23 thàng chạp, tình cờ  Trọng Cao tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất thân tàn ma dại đúng là người chồng cũ của mình. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, biết Cao ở trong đó, Nhi lao mình vào tính cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

 

 Sự tích đã dẫn đến tục lệ cúng Tết ông Công ông Táo hằng năm 

Tục lệ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Theo tục cổ truyền của người Việt, Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.

Táo quân cũng còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà. Cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu ông Trời rất trọng thể.

 

 Lễ vật cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng Thượng đế (hay ông Trời). Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

Lễ cúng thường diễn ra trước 12 giờ trưa. Sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

Chính vì thế, hằng năm ngày 23 tháng Chạp, nhân dân ta sẽ tổ chức cúng ông Công ông Táo với mâm cỗ chay hoặc mặn, lễ vật và cá chép. Bạn nên tìm hiểu về những điều cần chuẩn bị trong lễ cúng ông Công ông Táo để tiễn ông Táo về trời tươm tất nhất nhé.

Nguồn: Lăng Dương/ vietq.vn

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo