Sự kiện

Vụ khủng bố 11/9 vẫn đang giết người Mỹ

Cập nhật lúc 11-09-2016 03:52:19 (GMT+1)
Tòa tháp đôi bị tấn công vào ngày 11/9/2001. (Ảnh: Flickr/ Cyril Attias)

 

Đúng 15 năm trước, hai chiếc máy bay bị khủng bố kiểm soát đã đâm vào hai toàn nhà chọc trời của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, thành phố New York (Mỹ), khiến gần 3000 người chết và gây tổng thiệt hại khoảng 3000 tỷ USD.


Theo một báo cáo mới, hơn 400.000 người được chẩn đoán có các chứng bệnh tật liên quan đến vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ.

Thảm kịch này vẫn chưa kết thúc tại Mỹ. Theo một báo cáo mới, hơn400.000 người đã được chẩn đoán với tình trạng sức khỏe tiêu cực liên quan đến  sự kiện 11/9.

Theo Newsweek, khoảng 5.500 người trong số 75.000 người tham gia vào chương trình chăm sóc sức khỏe sau sự cố Trung tâm Thương mại Thế giới đã bị mắc bệnh ung thư, một số trường hợp còn bị đồng thời nhiều loại ung thư.

Báo cáo cho biết người Mỹ đã phát hiện hơn 70 dạng ung thư đã có liên quan đến vụ tấn công 11/9 và các hậu quả sau đó.

Sau khi các tòa nhà của Trung tâm Thương mại Thế giới phát nổ, một chùm lớn chất gây ung thư dưới hình thức của các hạt bụi được phát tán vào không khí. Tòa tháp phía bắc của Tòa tháp đôi được ước tính có chứa khoảng 400 tấn amiăng, loại chất gây ung thư đầu bảng. Các chất gây ung thư khác, bao gồm thủy ngân, chì chứa trong các đồ nội thất văn phòng, máy tính và đèn huỳnh quang, tất cả các chất độc hại này đã bị đốt cháy và thải ra lượng khói độc khổng lồ.

Một tình trạng môi trường khẩn cấp như thế này, với hàng trăm, nếu không phải hàng ngàn các thành phần độc hại đồng thời thải vào không khí trong sự kiện 11/9 là điều chưa từng có“, một đại diện Hội đồng Tài nguyên Quốc gia Mỹ cho biết.

Theo các quan chức New York, mức độ ô nhiễm thực sự và các tác dụng phụ của nó có thể sẽ không bao giờ được biết đến. Các hóa chất ô nhiễm tiếp tục xuất hiện tại hiện trường vụ nổ sau nhiều tháng xảy ra vụ tấn công. Một số bụi phóng xạ đã tạo thành những “đám cháy kỳ lạ” cháy trong suốt hơn 90 ngày.

Một khách tham quan Đài tưởng niệm Quốc gia Chuyến bay số 93 nhìn các bức ảnh chụp các hành khách và phi hành đoàn đã chết khi chiếc máy bay bị cướp đâm vào 11/9/2001.

Một khách tham quan Đài tưởng niệm Quốc gia Chuyến bay số 93 nhìn các bức ảnh chụp hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng trên chuyến bay bị khủng bố kiểm soát vào ngày 11/9/2001. (Ảnh: Jeff Swenson / Getty Images)

Ngoài ra, những người chứng kiến vụ khủng bố cũng gặp phải nhiều vấn đề về hô hấp và tâm thần tương tự như của các cựu chiến binh từng tham gia chiến tranh tại Việt Nam, Iraq, chủ yếu là rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Hiện tượng PTSD có thể xảy ra sau khi bệnh nhân gặp phải một cú sốc tâm lý đáng kể. Ngoài các tư tưởng, cảm xúc náo động, hoặc những giấc mơ liên quan đến cú sốc, các nạn nhân PTSD có nguy cơ tự tử cao.

Báo cáo của Newsweek trích dẫn nhận định của ông James Fetzer, một giáo sư danh dự tại Đại học Minnesota. Ông Fetzer đưa ra giả thuyết rằng một nguồn gây ung thư lớn có thể được ví như một thiết bị hạt nhân.

“Chúng tôi có nhiều bằng chứng với lượng dân số đáng kể, với khoảng 700.000 người đã bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh y tế liên quan đến việc tiếp xúc với bức xạ ion hóa“, ông Fetzer nói với Press TV. Ngoài việc gần 3.000 người thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào ngày 11/9/2001, ước tính khoảng 1.140 người đã chết vì hệ quả của sự kiện, chủ yếu là những người đã tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm môi trường tại hiện trường.

Tòa tháp đôi bị tấn công trong vụ 11/9/2001 đã được thay thế bằng Tháp Tự Do.

Tòa tháp đôi bị tấn công trong vụ 11/9/2001 đã được thay thế bằng Tháp Tự Do. (Ảnh: Wikipedia)

Tòa tháp đôi bị khủng bố năm đó đã được thay thế bằng Trung tâm thương mại Một thế giới, hay còn gọi là Tháp Tự Do, quanh đó là khu tưởng niệm các nạn nhân trong vụ khủng bố. Tuy nhiên, các nạn nhân không chỉ có vậy, hàng trăm nghìn người khác vẫn đang chịu hậu quả của sự kiện cho đến ngày nay, nhưng câu chuyện của họ ít người biết đến.

2 chiếc máy bay không thể phá hủy tháp đôi

Theo giáo sư vật lý Jones (Stephen Jones) của Đại học Brigham Young, nhà vật lý Robert Korol, Ted Walter Anthony Szamboti qua quá trình nghiên cứu và phân tích đã phát hiện ra, nguyên nhân làm trung tâm thương mại bị đổ sập không giống như chính phủ Mỹ đã tuyên bố là do 2 máy bay của phần tử khủng bố đâm vào, mà là trong tòa tháp trước đó được đặt bom sẵn nên tòa nhà mới bị đổ sập dễ dàng thế.

911 1

Năm 2001, chỉ vài ngày sau khi xảy ra sự kiện 911, các nhà khoa học đã tìm thấy lượng lớn thành phần chất nhiệt nhôm Nano tại hiện trường, chất nhiệt này được dùng để phá hủy kết cấu thép, vì thế họ đã nhận định đây không phải là một vụ án đơn giản.

911 2

Người phụ trách xây dựng và quản lý công trình trung tâm thương mại tiết lộ, thiết kế xây dựng của 2 tòa nhà có thể chịu được sự va chạm của nhiều chiếc máy bay. Nhưng trên thực tế, hai tòa tháp đã bị sụp đổ hoàn toàn chỉ bằng cú va đập của 2 chiếc máy bay mà thôi, điều này cho thấy tồn tại một sự không hợp lý.

911 3

Các nhà khoa học trong quá trình phân tích cũng phát hiện ra, lực sinh ra từ sự va chạm này chưa thể đủ để phá hủy cả hai tòa tháp. Đồng thời, xem lại video quay cảnh sụp đổ của tòa nhà ta thấy, khi cả toà nhà đổ sập xuống, các mảng vỡ từ tầng trên chưa kịp rơi xuống thì tầng dưới cùng đã bị đổ.

911 4

Vì thế, nhà khoa học Jonhs đã nhận định, trung tâm thương mại bị phá hủy trong một trạng thái bất hợp lý như vậy, chỉ có một nguyên nhân duy nhất, đó là có người đã cho thuốc nổ chứa chất nhiệt nhôm Nano vào trong tòa nhà, vì thế khi máy bay đâm vào làm kích thích chất nổ gây đổ sập kết cấu gang thép của công trình, do đó mới gây ra thương vong nghiêm trọng đến vậy.

911 5

Chúng ta hãy cùng xem lại đoạn video:

 

Ngoài ra, trong sự việc này còn có tòa nhà số 7 không bị máy bay đâm phải nhưng cũng bị đổ sập, tiếc rằng các hoài nghi này đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Nguồn: Daikynguyen

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo