Sự kiện

Tấm ảnh cũ của Việt Nam thành tia lửa khơi mào phong trào tìm kiếm những linh hồn phiêu diêu

Cập nhật lúc 18-05-2011 20:04:27 (GMT+1)

 

BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀY: Tấm ảnh này được Kiwi Alastair Martin tìm thấy trong người một anh lính Việt Cộng bị giết khi đang làm nhiệm vụ năm 1968 trong trận đánh tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ông Martin quyết định tìm cách đưa được tấm ảnh về cho gia đình anh lính này, và việc đó đã khơi mào cho việc ra đời tổ chức Operation Wandering Souls (Hành động vì những Linh hồn còn đang Phiêu diêu).


Khi Alastair Martin tình cờ vớ được trong ví một anh lính Việt Nam chết trận một tấm hình âm bản đầy bùn đất, ông chẳng nghĩ là 40 năm sau ông lại cất công đi tìm gia đình của anh này.

Ông Martin, một cựu binh người New Zealand đã chiến đấu ở Việt Nam, nay sinh sống ở Australia, đã gây ra tia lửa dẫn tới việc tổ chức Dự án Linh hồn Phiêu diêu nhằm mục đích tìm kiếm những binh sĩ Việt Nam bị chết khi thi hành nhiệm vụ trong cuộc chiến tranh này.

Năm ngoái, các nhà nghiên cứu trong giới quân sự Australia khởi động chương trình sau khi đã liên hệ được với ông Martin để hỏi cách đưa tấm ảnh anh lính kia trở về quê quán.

Có trong tay các số liệu về ngày tháng và địa điểm toàn bộ 3900 trận đánh có sự tham gia của quân đội Australia-New Zealand (Anzac), các nhà nghiên cứu đã kêu gọi các cựu chiến binh thuộc các phe tham chiến hãy cung cấp những hiện vật được phép cung cấp như các bức ảnh hoặc các tư liệu khả dĩ dùng được để xác định các xác chết.

Quân đội Australia và New Zealandđã chôn những chiến binh ViệtNam tử trận ở nơi nào họ bắt gặp. Ước chừng có từ 300 đến 400 nghìn binh sĩ đã bị mất tích trong khi tham gia chiến trận.

Tấm ảnh cũ của Việt Nam thành tia lửa khơi mào phong trào tìm kiếm những linh hồn phiêu diêu

Tấm ảnh cũ của Việt Nam thành tia lửa khơi mào phong trào tìm kiếm những linh hồn phiêu diêu

Ông Martin vốn là một viên chức làm trong ngành tình báo, công việc của ông là tìm tòi tin tức từ các tư trang của binh sĩ đối phương bị chết hoặc bị bắt.

Trong ví một người lính, ông tìm thấy một tấm hình âm bản và gửi về bộ tham mưu. Đem in ra thì đó là ảnh một quân y sĩ Việt Cộng trẻ tuổi, ông giữ lấy và đưa vào tập ảnh của mình khi ông trở về nhà, tấm ảnh nằm im ở đó trong nhiều thập niên.

Mãi tới khi ông giúp một người bạn Mỹ làm công việc hồi hương những di cốt của lính thủy đánh bộ trong chiến dịch Guadalcanal [của quân Đồng Minh năm 1942-43] thì ông mới bắt đầu ngẫm nghĩ về tấm ảnh kia.

Ông quyết định tìm cách đưa tấm ảnh trở về với những người thân thích của anh lính vô danh, và Dự án Linh hồn Phiêu diêu (Wandering Souls project) xem ra có thể là một con đường sáng sủa để thực thi ý định đó.

Mặc dù vẫn chưa xác định được người lính đó là ai, ông Martin hy vọng các cựu binh khác hẳn là sẽ được gợi ý và họ sẽ dùng những chiến lợi phẩm họ còn giữ để cùng tiến hành mọi việc.

Bob Hall, nghiên cứu sinh Đại học NSW/Học viện Quốc phòngAustraliacũng là một cựu binh trong chiến tranh ViệtNamlà một trong những động lực thúc đẩy dự án này.

Tấm ảnh của ông Martin đã giúp Bob Hall thấy rằng nhiều cựu binh có thể có những hiện vật khả dĩ dùng được, và việc chính phủ Việt Nam giúp hồi hương di cốt của sáu binh sĩ Australia mất tích trong khi làm nhiệm vụ đã thúc giục ông dấn bước.

Kể từ khi khởi động vào năm ngoái, có 12 cựu binh đã tham gia cung cấp các hiện vật – phần lớn là những giấy chứng nhận khen thưởng của Việt Cộng, rất có ích cho công việc đang làm, vì chúng ghi rõ các tài liệu liên quan đến ngày tháng và tên tuổi. Thế nhưng từ phíaNew Zealandthì vẫn chẳng nhận được gì cả.

Chủ tịch cơ quan Mật mã New Zealand tại thủ đô Wellington đồng thời cũng là cựu binh ở Việt Nam, Con Flingkenberg, nói rằng bản thân ông chẳng có hiện vật nào có thể có ích, và cũng không biết ai là người có những thứ đó, nhưng ông tin chắc rằng vẫn có những binh sĩ giữ những hiện vật nào đó ở đâu đó.

“Tôi cho rằng đó là một điều thật đáng chiêm ngưỡng và là một công việc vẻ vang cho chúng ta thực hiện. Việt Công là những người dũng cảm, thật đáng để cho những người trong bọn họ và gia đình họ được biết về họ.”

New Zealand ở Việt Nam qua con số:

8 – những năm quân đội New Zealandcó mặt ở Việt Nam

3500 – số binh sĩ phục vụ ở Việt Nam

543 – số binh sĩ phục vụ ở Việt Namcao nhất vào năm 1968

37 – số binh sĩ New Zealand bị giết

187 – số binh sĩ New Zealand bị thương

36 – số năm các cựu chiến binh phải chờ đợi để nói lời xin lỗi chính thức sau khi binh sĩ New Zealandđược rút khỏi Việt Nam

Nguồn: nzhistory.net.nz, anhbasam

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo