Sự kiện

Quan hệ Trung - Mỹ không nên trở thành trò chơi thắng thua

Cập nhật lúc 20-05-2011 06:21:32 (GMT+1)

 

Henry A. Kissinger đã kết luận trong cuốn sách "On China" (tạm dịch: Trên đất Trung Quốc) mới đây của mình rằng: "Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ không cần và không nên trở thành một trò chơi thắng - thua".


Đã bốn thập kỷ trôi qua kể từ khi Tổng thống Mỹ Richard M. Nixon cử nhà ngoại giao ưu tú Henry A. Kissinger tới Bắc Kinh để thiết lập lại mối quan hệ với Trung Quốc, nền văn minh lâu đời mà lúc đó Mỹ đã không còn quan hệ ngoại giao cấp cao trong suốt hơn hai thập kỷ. Kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô (vốn là mối lo ngại của cả Trung Quốc và Mỹ và là cú thúc cho sự hợp tác Trung - Mỹ) tan rã, cùng với sự cải tổ kinh tế khiến Trung Quốc chuyển mình từ một đất nước đói nghèo và học vấn thấp thành một cường quốc đóng vai trò  ngày càng chủ chốt trong thế giới toàn cầu hóa.

Kissinger với sự lôi cuốn và sắc sảo trong cuốn sách "On China" (tạm dịch: Trên đất Trung Quốc) của ông đã không chỉ tuyên bố vai trò trung tâm của ông trong chính sách mở của Nixon với Trung Quốc mà còn cố gắng chỉ ra sự phát triển của chính sách đối ngoại và quan điểm hướng đến phương Tây của lịch sử Trung Quốc từ quá khứ đến hiện tại. Cuốn sách có sự đóng góp của những sử gia uyên thâm tiên phong đi đầu như Jonathan D.Spence. Tuy nhiên, chân dung của một nước Trung Quốc được thể hiện bằng chính những kiến thức trực tiếp và sâu sắc của Kissinger về các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc.

Cuốn sách khéo léo gợi nên những nhịp điệu và đường nét trong lịch sử Trung Hoa (mà những chu kì của nó đã đi sâu vào sự phòng thủ của những người theo chủ nghĩa biệt lập và lan ra cả thế giới rộng hơn), ngay cả khi Trung Quốc cố gắng lý giải những sự khác biệt mang tính triết học chia rẽ nước này với Mỹ . Mỗi quốc gia đều có ý thức về số phận rõ ràng nhưng Kissinger cho rằng "chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ mang tính chất truyền giáo". Đồng nghĩa với việc Mỹ có nghĩa vụ truyền bá các giá trị khắp thế giới".

Từ trái sang phải: Kissinger, Nixon, John H. Holdridge (Hội đồng An ninh Quốc gia) và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai năm 1972. Ảnh: NewYorrk Times
Từ trái sang phải: Kissinger, Nixon, John H. Holdridge (Hội đồng An ninh Quốc gia) và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai năm 1972. Ảnh: NewYorrk Times

Ngược lại, Chủ nghĩa ngoại lệ Trung Quốc mang tính văn hóa. Trung Quốc không bắt người dân cải giáo hoặc khẳng định rằng thể chế của mình là thích đáng mặc dù nước này có xu hướng phân loại mọi quốc gia theo nhiều mức nhánh dựa vào sự gần gũi với văn hóa và hình thức chính trị Trung Quốc.

Cũng giống như cuốn sách xuất bản năm 1994 mang tên "Diplomacy" (tạm dịch: Ngoại giao) của ông, "On China" là một nỗ lực khôn khéo, bằng những số liệu gây tranh cãi nhằm đánh bóng thành tích của ông với tư cách là cố vấn an ninh quốc gia và Thư kí liên bang dưới thời Tổng thống Nixon. Một vài trao đổi giữa Kissinger và Mao Trạch Đông đã được hé lộ trong cuốn sách "Kissinger Transcripts". Những tài liệu này chỉ ra rằng Kissinger đã tâng bốc hơn so với những gì thật có về các cuộc tranh cãi của ông với các lãnh đạo nước ngoài.

Khi nói về những nhà lãnh đạo Trung Quốc mà ông đã từng gặp gỡ, Kissinger, tông đồ của chủ nghĩa chính trị hiện thực lại trở nên có vẻ thiếu thực tế. Ông tỏ ra cảm thông khi mô tả về họ như những người thực thi cùng một loại quyền lực chính trị không ủy mị.

Kissinger cho rằng sự tư lợi thực dụng trong Trung Quốc vẫn tiếp tục. Sau sự kiện 11 tháng 9, ông viết: " Trung Quốc duy trì tình trạng người ngoài cuộc với dự án năng lượng của Mỹ đối với thế giới Hồi giáo và với tuyên bố của chính quyền Bush về mục tiêu đầy tham vọng chuyển đổi sang thế chế dân chủ. Bắc Kinh tiếp tục giữ tư tưởng sẵn sàng đặc trưng để điều chỉnh những thay đổi trong liên kết quyền lực và kết cấu các chính phủ nước ngoài mà không phải thông qua một phán quyết đạo đức nào."

Bàn về sự kiện Thiên An Môn năm 1989, Kissinger cho rằng phản ứng của Mỹ khiến Trung Quốc lúng túng: "Họ không thể hiểu tại sao Mỹ mếch lòng trước một sự kiện không hề gây ảnh hưởng tới quyền lợi vật chất của Mỹ...".

Kissinger viết: "Giống như phần lớn người Mỹ, tôi bị sốc trước kết cục của chiến dịch Thiên An Môn. Nhưng không giống phần lớn người Mỹ, tôi đã có cơ hội chứng kiến nhiệm vụ nặng nề mà Đặng Tiểu Bình phải gánh vác gần thập kỉ rưỡi để sắp xếp đất nước: đưa chủ nghĩa Cộng sản hướng tới phân quyền và toàn cầu hóa thế giới, một viễn cảnh mà Trung Quốc thường bác bỏ. Và tôi đã chứng kiến nỗ lực vững chắc của ông trong sự phát triển mối liên kết Trung - Mỹ".

Ông nhớ về Chu Ân Lai như người định hướng các cuộc đàm luận đầy duyên dáng mà không hề cố tỏ ra nỗ lực với sự thông minh tuyệt đỉnh của nhà hiền triết Khổng Tử.

Về Đặng Tiểu Bình, người đàn ông nhỏ bé gan góc với ánh mắt sầu muộn, Kissinger nhắc với người đọc rằng: Đặng và gia đình đã phải chịu đựng khổ cực rất nhiều sau cuộc Cách mạng Văn hóa, ông ta bị đày ải lao động chân tay, và con trai ông đã bị Hồng Quân làm nhục và bắt nhảy xuống từ sân thượng tòa nhà trong Đại học Bắc Kinh".

Kissinger đã có vài sự nhìn nhận thấu đáo về Nixon trong cuốn sách. Ông gián tiếp đưa ra ý kiến bằng cách trích lời nhà sử học Robert Dallek: rằng Nixon đã cố gắng sử dụng năng lực của ông với Trung Quốc và Liên Xô để đánh lạc hướng thất bại của mình ở Việt Nam. Trong những lý do cho chuyến công du của Nixon tới Trung Quốc , Kissinger viết, là khát vọng của Mao "tạo ra bước chuyển biến khiến cho Liên Xô phải e ngại khi đối mặt với lực lượng quân đội Trung Quốc" và sự háo hức của Nixon "làm tăng sự nhìn nhận của người Mỹ về Việt Nam".

Tác giả cuốn sách cũng nói rằng, sự kín đáo xung quanh những thương lượng với Trung Quốc (Nixon đã quyết định kênh liên lạc với Bắc Kinh phải bị giới hạn bởi Nhà Trắng) gần như đã làm hỏng mối quan hệ khi Bộ Ngoại Giao Mỹ gạt bỏ lời mời của Mao dành cho Nixon, như một lời đề nghị không quan trọng, và mô tả chính sách ngoại giao Trung Quốc là "sự bành trướng" và "khá hoang tưởng".

Kissinger đã không bới móc về cuộc tranh cãi gần đây về số nợ khổng lồ của Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ, hoặc tầm ảnh hưởng của một Trung Quốc đang lên đối với thế giới. Ông nhận thấy rằng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo "chỉ huy một đất nước không còn cảm thấy bị thúc ép bởi việc học hỏi công nghệ và thể chế châu Âu" và rằng sự suy giảm kinh tế 2008 đã thực sự làm suy yếu "sự thần bí tinh thông kinh tế của phương Tây" trong lòng người Trung Quốc.

Những phát triển này từng bước thúc đẩy "một làn sóng quan điểm ở Trung Quốc trong thế hệ trẻ gồm học sinh, người sử dụng Internet và sự phân chia hợp lý giữa lãnh đạo của chính trị và quân đội, với hệ quả là sự luân phiên cơ bản trong cấu trúc hệ thống quốc tế đang diễn ra".

Tranh luận rằng mối quan hệ hợp tác Trung - Mỹ là cần thiết cho sự bền vững và hòa bình toàn cầu, Kissinger cảnh báo rằng nếu có một cuộc chiến tranh lạnh để phát triển giữa các quốc gia, "nó sẽ kìm hãm sự tiến bộ của cả một thế hệ hai bên bờ Thái Bình Dương" và gây ra bất hòa chính trị nội bộ các khu vực trong thời điểm những vấn đề toàn cầu gia tăng.

Cuối cùng, Kissinger kết luận: "Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ không cần và không nên trở thành một trò chơi thắng - thua".

Kaze

Theo NewYork Times, Tuanvietnam

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo