Người Tiệp và cuộc chiến Đông Dương
![]() |
Ảnh: Internet |
Cho tới nay vẫn không được nói nhiều tới sự hiện diện của công dân Tiệp Khắc trong cuộc chiến Đông Dương. Trong khi đó hơn 300 người Tiệp đã bỏ mạng trong cuộc chiến giành độc lập của Việt Minh từ tay thực dân Pháp, là con số người Tiệp tử trận cao nhất từ sau Thế chiến 2. Hơn 1600 người Tiệp đã tham gia đạo quân lê dương của thực dân Pháp trong cuộc chiến Đông Dương. Những số liệu cụ thể mới được Viện Hàn lâm Khoa học Séc công bố.
Khảo sát của Viện Nghiên cứu chế độ độc tài đã diễn ra năm thứ mười dưới sự điều hành của Ladislav Kudrna. Theo chủ nhiệm đề tài quá trình khảo sát đã phát hiện những thực tế cho tới nay chưa được tìm hiểu về sự tham dự của công dân Tiệp Khắc trong chiến tranh Đông Dương. “Đây là số lượng cao nhất mà cho tới nay chưa vượt qua trong các cuộc chiến ở nước ngoài mà công dân Tiệp Khắc tham gia,” Ladislav Kudrna cho biết.
Trong khuôn khổ Hàn lâm khoa học Ladislav Kudrna có dự định tiếp tục đề tài và không loại trừ thực tế, là số người Tiệp tử trận có thể cao hơn nhiều. “Trong một cuốn sách của tôi đã được công bố, có cả danh sách những người đã tử trận ở đó. Nhưng theo tôi chưa hoàn toàn kết thúc,” Ladislav Kudrna giải thích.
Tác giả đề tài khẳng định, rằng tất cả các cựu binh ngày đó mà mình có cơ hội trao đổi trực tiếp, không bị tác động bởi những hội chứng tâm lý mà binh sĩ thường gặp phải sau khi tham gia vào những cuộc chiến bên ngoài biên giới như vậy. Ladislav Kudrna miêu tả một ví dụ cụ thể của Pavel Knihař: “Lớn lên trong giai đoạn chế độ bảo hộ ở Séc và Morava. Thời điểm khi mà cái chết hiển hiện khắp nơi, cho nên họ coi đó như một bộ phận của cuộc sống.”
Sau khi Cộng sản cướp chính quyền ở Tiệp Khắc tháng Hai 1948 hàng nghìn người Tiệp đã bỏ tổ quốc đi tị nạn. Một phần trong số họ đã ra nhập đội quân lê- dương của chính phủ Pháp. Có người muốn trải nghiệm phiêu lưu hay số khác là sự lựa chọn thay thế cho điều kiện sống tồi tệ trong trại tị nạn. Sau thời gian huấn luyện ở Algieria đại đa số lính lê- dương Tiệp Khắc được điều sang Đông Dương. Đáng chú ý, là rất nhiều người trong số họ đã tìm được chỗ đứng trong các đơn vị tinh nhuệ thiện chiến.
Theo Viện lịch sử quân sự, nhiều lính lê-dương người Tiệp Khắc lâm vào hoàn cảnh trớ trêu. Việt Minh sàng lọc trong số tù binh lê-dương những người phương đông và sau đó trả về quê hương. Trong năm 1953 tòa án Praha đã xét xử 13 người như vậy. Mức án cao nhất là hai năm tù cấm cố.
David Nguyen - Echo24.©Vietinfo