Việt Nam

Việt Nam: Đôi nét trước giờ bầu cử quốc hội

Cập nhật lúc 21-05-2011 08:53:19 (GMT+1)
Giới quan sát không dự kiến sẽ có những kết quả đáng ngạc nhiên về nhân sự cấp cao

 

Cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa XIII và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 sẽ diễn ra ngày 22/05/2011Phóng viên Ian Timberlake của hãng thông tấn Pháp AFP có văn phòng tại Hà Nội có bài đánh giá chung ra ngày 20/05. Theo như sắp đặt trước, ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ giữ ghế Chủ tịch Quốc hội khoá XIII tới.


Bài viết mở đầu bằng hình ảnh người muốn trở thành đại biểu quốc hội những đã bị loại là ông Lê Quốc Quân. Ông Quân, người tự ứng cử được trích dẫn nói rằng số phận của ông không được quyết định bởi lá phiếu cử tri mà bằng   hội nghị của cử tri cấp cơ sở tại Hà Nội.

"Họ đã quyết định là họ phải loại tôi ra khỏi cuộc đua vì để tên tôi trong danh sách ứng viên là nguy hiểm bởi tôi có thể được bầu”, ông Quân nói với AFP tại bàn làm việc của mình với phía sau là ảnh của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama với hàng chữ "hy vọng" chạy bên dưới.Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc Hội khoá XIII

Giới lãnh đạo chuyên quyền của Việt Nam không chấp nhận việc chấm dứt hệ thống độc đảng và củng cố quyền lực tại Đại hội Đảng hồi tháng Một khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giữ được ghế sau khi vượt qua được màn đấu đá nội bộ. Ông Quân nói rằng việc ông tìm thấy niềm cảm hứng trước các cuộc nổi dậy ở Tunisia và Ai Cập là điểm bất lợi cho ông khi ông định ra tranh cử ghế trong Quốc hội.

Việc ông theo Công giáo và cũng không phải là đảng viên Cộng sản cũng có thể là yếu tố gây cản trở. "Tại Việt Nam Đảng kiểm soát mọi thứ", bao gồm cả các ứng cử viên cho cơ quan lập pháp, ông Quân, 39 tuổi, người điều hành một công ty dịch vụ pháp lý nói thêm. Ông bị khai trừ khỏi đoàn luật sư vào năm 2007 khi bị giam 100 ngày với cáo buộc tham gia "vào các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Khoảng 90% trong số 500 dân biểu sẽ được bầu chọn vào ngày Chủ nhật là Đảng viên.

'Nhờ đi bầu hộ'

Mười lăm ứng viên tự đề cử trong khi các ứng viên còn lại đều do các cơ quan khác như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh giới thiệu, ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết. Các ứng cử viên đều được Mặt trận Tổ quốc sàng lọc và họ đều phải được tổ dân phố và cơ quan nơi làm việc thông qua. Ông Dũng nói rằng quá trình này “có một số yếu tố dân chủ quan trọng,"

Ông Quân bị loại khỏi danh sách ứng viên trong phiên bị xem là có tính "đấu tố".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Phương Nguyễn Nga nói kỳ bỏ phiếu vào ngày Chủ Nhật là "một sự kiện chính trị lớn cho người dân Việt Nam".  Tuy nhiên ông Quân nói người dân biết rất ít về 827 ứng viên, kể cả các thành viên của Bộ Chính trị. Một số người dân AFP hỏi chuyện nói bầu cử chẳng có ý nghĩa gì và thậm chí có người nói sẽ nhờ người nhà đi bỏ phiếu hộ.

Một phụ nữ 47 tuổi được trích dẫn nói con bà “chẳng quan tâm tới bầu cử mà chỉ lo kiếm tiền”.

Phản biện

Thế nhưng ngay cả giới chỉ trích cũng thừa nhận Quốc hội đã có tiếng nói nhiều hơn. Nhiều người hoan nghênh đại biểu của họ vào năm ngoái đã có hành động hiếm hoi là bác kế hoạch gây nhiều tranh cãi của chính phủ đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam với chi phí 56 tỷ đôla. Đại diện LHQ sắp từ nhiệm John Hendra nói quốc hội Việt Nam đã đóng vài trò nhiều hơn nhằm đảm bảo tính trách nhiệm của chính phủ.

"Tôi nghĩ rằng trong hai năm qua chúng ta đã thấy Quốc hội khẳng định được nhiều hơn vai trò của mình", ông Hendra nói. Ông Lê Quốc Quân nói mặc dù quốc hội có tiếng nói phản biện nhiều hơn nhưng cơ quan này vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Đảng. Tuy nhiên, ông hy vọng rằng sẽ có ngày có các đảng khác ra tranh cử.

"Có thể phải mất một năm, 5 năm, 10 năm, nhưng điều đó sẽ đến. Cỗ máy cộng sản không thể chạy mãi được", ông nói.

Nguồn BBC

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao việc cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng?


Định hướng trong bầu cử

Tài liệu sau có ghi: “Quán triệt đắc cử: Việc bầu cử, chọn ai, bầu ai là lựa chọn của cử tri. Tuy nhiên, các cấp ủy Đảng đã chỉ đạo để cử tri của trường đại học Vinh biết sự chỉ đạo của Đảng về bầu cử như sau”. Dưới hướng dẫn  là danh sách những người nên bầu - Quán triệt trúng cử.

Định hướng bầu cử tại Việt Nam

Định hương trong bầu cử tại Việt Nam

Đọc thêm:

> Tại sao lần này đảng ta phải đưa toàn thể Bộ Chính Trị vào Quốc Hội?

>  Quốc hội của ai?

'Đảng cử dân bầu': dân chủ đảo ngược?

> 700 tỷ đồng phung phí cho bầu cử Quốc Hội

> Nghe Quốc hội thảo luận rất sướng nhưng…

Bàn về chuyện Quốc hội nước ta

Anh bầu mày làm chủ tịch Quốc hội!

Nghị gật...


 

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #6 petr vu: không hiểu nổi

    22-05-2011 12:45

    đọc bình luận của mấy ông bà ở Séc đòi được bầu cử cái quốc hội bù nhìn VN mà mình không tin phải đọc lại tới mấy lần!!!họ vẫn thích đi theo lề!
  • #5 Kinh Kha: "Bầu cử" nên đổi lại "Cử bầu"

    22-05-2011 08:01

    Hôm nay tôi đi bầu Đại biểu HDND và Đại biểu QH, chẳng có không khí nô nức nào cả, không giống như báo và đài phát thanh, truyền hình VN mô tả, không khí trầm lắng, lặng lẽ. Môt mình tôi đi bầu cho cả nhà 09 người nhân viên phòng phiếu vẫn chẳng nói gì! Chắc có lẽ họ muốn cho mau xong việc. Cũng phải thôi đi bầu cho người đã được "chọn" thì lấy ai, bỏ ai cũng thế, đi bầu cho có hình thức dân chủ một tí. Sau này ở VN từ "Bầu cử" nên đổi lại là "Cử bầu" mới đúng nghĩa của nó.
  • #4 yêuvn: hôi đoan nguoi vn o cz toan mây ke hao danh!

    21-05-2011 11:28

    mây kê hao danh,tu lâp hôi,tu bâu ban....
    rôi tu phong la chu tit..nay..chu tit kia cho oai...
    (QL.Xoá.Comment không vào chủ đề.)

  • #3 Hâm: Muốn oai

    21-05-2011 11:08

    Mấy tay ở Séc này hâm hâm, muốn oách được lên Tivi đây. Có lẽ họ phát biểu trong cuộc họp chi bộ.
    Các ông bà hâm kia đừng có đại diện cho người Việt tại Séc, bẩn cộng đồng ra.
  • #2 Những con vẹt : Ý kiến của vài người Việt tại Cộng hoà Séc về bầu cử QH

    21-05-2011 10:49

    Cuộc bầu cử ĐBQH và HĐND ....

    Ông Dương Đình Tuỳ, Chủ tịch Hội đồng hương Hưng Yên tại CH Sec:
    Bầu cử Quốc hội khoá 13 thể hiện sự đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước, là đại diện của những công dân Việt Nam sống ở nước ngoài chúng tôi có nguyện vọng tha thiết là để nghị với Đảng và Nhà nước làm sao sớm có đại diện cho người Việt Nam ở nước ngoài để bầu cử những đại biểu thay mặt cho cộng đồng, thay mặt cho tiếng nói chung cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

    Anh Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch chi Hội người Việt Nam tại Usti nad labem, CH Sec:
    Với tâm tư nguyện vọng của bà con sống xa Tổ quốc, chúng tôi mong muốn thời gian tới, chúng tôi được bỏ lá phiếu để nói lên tâm tư nguyện vọng của bà con sống xa Tổ quốc và thể hiện tinh thần hướng về quê hương đất nước, qua đó muốn đóng góp xây dựng quê hương đất nước ta ngày càng giàu mạnh hơn...

    Bà Tăng Thị Vân Anh, Người Việt Nam tại CH Sec:
    Qua kênh VTV4, chúng tôi có được sự kết nối cộng đồng của tất cả người Việt ở khắp năm châu và cũng kỳ vọng vào một tương lai tốt đẹp, đó là chúng tôi cũng có những mong muốn có được những lá phiếu của những người con xa xứ để chọn những người có đức, có tài phục vụ cho việc xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng vững mạnh.

    Thực sự chúng tôi rất yêu Tổ quốc, nhưng vì xa xôi và không đủ điều kiện để có thể bỏ được những lá phiếu của mình và tôi cũng mong rằng, qua các kênh thông tin đại chúng cũng như qua Truyền hình, chúng tôi cũng muốn chia sẻ cảm xúc của chính mình và muốn được bầu những lá phiếu của những người xa xứ. Đó là nguyện vọng tôi nghĩ rằng không chỉ của riêng tôi, mà của tất cả những người con xa xứ.
    (theo vtv)
    ???????
  • #1 MB- BRNO: LÒNG TỰ TRỌNG

    21-05-2011 10:35

    Ở các nước, mỗi lá phiếu của một công dân nó thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình đối với đất nuớc,quyền lợi đuợc thể hiện qua sự tính nhiệm của mình đối với cử tri và chừng mực nào đó nó còn là lòng tự trọng của bản thân mình. Ở Việt nam, lá phiếu không có ý nghĩa như vậy. Các ông bầu(Trung ương)đã viết ra kịch bản, lũ diễn viên (đảng viên) thi nhau diễn xuất, lên đồng, nhảy múa ,khán giả (con dân) bị ép tham gia cổ vũ, vổ tay và phần hạ màn : " THÀNH CÔNG RỰC RỠ". Không có nơi nào quyền con nguời bị xem thuờng và bị mang ra làm trò hề như vậy. Cầm lá phiếu trên tay bạn có cảm giác lòng tự trọng của mình đang bị xúc phạm hay không ?
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Thảo luận

Quảng cáo