Việt Nam

Tổng bí thư quả thực “có vấn đề”: Ông Trọng đang ở đâu?

Cập nhật lúc 08-12-2017 08:20:35 (GMT+1)
Lần xuất hiện gần đây nhất của ông Trọng là vào ngày 29/11/2017, trong một cuộc tiếp xúc với cử tri quận Tây Hồ và Ba Đình ở

 

Đã gần 10 ngày nay không có tin tức nào về Tổng bí thư Trọng, ít ra trên phương diện công khai. Lần xuất hiện gần đây nhất của ông Trọng là vào ngày 29/11/2017, trong một cuộc tiếp xúc với cử tri quận Tây Hồ và Ba Đình ở Hà Nội để thông báo về kết quả kỳ họp thứ 4 của Quốc hội. Trong cuộc tiếp xúc này, ông Trọng vẫn tiếp tục “Lò đã nóng lên, không ai có thể đứng ngoài cuộc”.


Nếu đối chiếu với thời gian hai tháng Mười và Mười Một năm nay khi mật độ xuất hiện của Tổng bí thư Trọng trên mặt báo đảng là bình quân từ 2 – 4 ngày/sự kiện và giữa hai sự kiện thường không cách nhau quá 5 ngày, thì việc ông Trọng “vắng mặt” đến gần 10 ngày – từ 29/11 đến nay – xứng đáng là một dấu hỏi. Thậm chí là dấu hỏi lớn…

Trước sự kiện trên, chính trường Việt Nam cũng đã chứng kiến hai sự kiện “biến mất” – một của Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh suốt từ đầu năm 2017 đến nay, và hai là của Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong thời gian từ cuối tháng Bảy đến gần cuối tháng Tám năm 2017. Thậm chí sự vắng bóng quá bị hoài nghi của ông Quang còn trở thành chủ đề tin tức và bình phẩm của nhiều tờ báo quốc tế.

Vào ngày 6/12/2017, trên mạng xã hội đã xuất hiện một số đồn đoán liên quan đến sự vắng mặt có vẻ bất thường của Tổng bí thư Trọng. Một trong những giả thiết được nêu ra là ông Trọng “đi chữa bệnh ở nước ngoài”.

Cũng vào ngày 6/12, Huy Đức – “cây bút tín hiệu” về chính trường và nhiều chuyện thâm cung bí sử trong “triều đình”, người thường xuyên có những bài viết ủng hộ Tổng bí thư Trọng về công cuộc “chống tham nhũng” của ông – đã có một status mang tựa đề “Nghệ thuật làm tin giả” như sau:
“Ngày 19-6-2015, Đại tướng Phùng Quang Thanh tới Pháp. Ông đi chữa bệnh nhưng ngày 23-6, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp đến “chào xã giao”. Chẳng hiểu văn phòng ông toan tính thế nào mà khuya hôm ấy, ông gửi một tin vắn về cho báo nhà.

Đại tướng đi Pháp mà chỉ có một hoạt động duy nhất rồi sau đó gần như biến mất. Ngày 27-6-2015, một số “hãng tin” loan đi: “Theo tin đặc biệt từ tổ chức R.H. ở Hoa Kỳ cho hay thì Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng csVN PHÙNG QUANG THANH đã vừa bị ám sát bằng súng hãm thanh vào sáng hôm qua Thứ Sáu 26-6-2015 trước một ngôi nhà trên đường phố hẽm ở Paris của Pháp”.

Tất nhiên, như chúng ta đã biết, ngày 25-7-2015, ông về tới Việt Nam và không có “viên đạn” nào trong bụng cả.

Mới đây, ngày 4-12, một số trang mạng cũng đặt tin: “Phát hiện thi thể đàn ông nghi là người đe dọa tài xế ở BOT Cai Lậy”. Anh xe ôm được thuê đe doạ tài xế ở trạm Cai Lậy lúc đó đang nổi như cồn. Hình ảnh của anh được đặt bên cạnh hình chụp hiện trường một vụ án mạng xảy ra ở Mỹ Tho 11 ngày trước đó. Nhiều người đang trong tâm trạng căng thẳng theo dõi vụ BOT Cai Lậy nhất là sau khi anh em tài xế tìm đến nhà anh xe ôm được thuê làm côn đồ vội vàng đưa lên “wall”: MÁU ĐỔ.

“Tin” lan truyền qua nay và tin “Phùng đại tướng bị ám sát” hồi 2015 đều xuất phát từ một nguồn.

Chỉ có sự minh bạch tối đa mới chống được tin giả nhưng trong thời đại mà ai cũng có thể phát tin như ngày này thì dẫu có minh bạch cỡ nào tin giả vẫn được lan truyền. Vấn đề là, dẫu tin phát đi rất nhanh, chúng ta vẫn nên đọc và “share” thật chậm.

PS: Có lẽ vì tôi là nhà báo nên tôi luôn tin tưởng rằng, không có điều tốt đẹp nào có thể xây được trên nền giả dối”.
Mặc dù Huy Đức không nêu cụ thể “nguồn tin giả” là ai, nhưng có thể cho rằng blogger này đề cập đến trang facebook Thuy Trang Nguyen.

Vào thời điểm 6/12, Thuy Trang Nguyen dường như trở thành địa chỉ đầu tiên đưa một tin tức ám chỉ về ông Nguyễn Phú Trọng.

Thuy Trang Nguyen cũng là địa chỉ đầu tiên phát tin về vụ việc tướng Phùng Quang Thanh ở Paris vào giữa năm 2015. Bất chấp rất nhiều chi tiết ghê gớm mà trang này nêu ra về Phùng Quang Thanh nhưng không thể nào kiểm chứng được, và thực tế sau đó đã cho thấy một số chi tiết là không đúng, Thuy Trang Nguyen vẫn trở thành điểm kích hoạt và thu hút sự chú ý cao độ của báo giới và dư luận xã hôi tại Việt Nam, kể cả mối quan tâm từ truyền thông quốc tế.

Tuy nhiên, chi tiết đáng chú ý trong status của Huy Đức là “cây bút tín hiệu” này đã phát ra một tín hiệu đặc biệt: trong khi chỉ tập trung phê phán và chỉ trích “nguồn tin giả”, Huy Đức đã không hề đề cập về việc nguồn tin này vừa tung ra tin tức chóp bu cộng sản “đi chữa bệnh”.

Vốn dĩ, Huy Đức là một cây viết có trình độ và rất chặt chẽ trong lập luận, bố cục và hành văn. Vào năm 2017, cây viết này đã lần lượt thông tin ngắn gọn hoặc đặc biệt ngắn gọn về vụ “Đinh Thế Huynh bị bệnh”, “Trịnh Xuân Thanh đã về”, “Trầm Bê bị bắt”.

Nhưng đặc biệt khi thông tin về trường hợp Trần Đại Quang, Huy Đức đã nêu rất cụ thể về ông Quang đi Nhật chữa bệnh và ngày đi là 25/7/2017.

Dấu hỏi nổi lên là tại sao Huy Đức không đề cập và cũng chẳng thanh minh trực tiếp cho Tổng bí thư Trọng, trong khi trang Thuy Trang Nguyen đã viết về ông Trọng?

Bởi giải pháp rất đơn giản là với quá nhiều tin tức nắm được từ cung đình, Huy Đức chỉ cần nêu vài ba chi tiết có tính thuyết phục về lịch làm việc hiện thời của ông Trọng, những cuộc làm việc hoặc họp hành mà ông Trọng tham gia trong những ngày qua, kèm hình ảnh… là có thể xóa tan được tin đồn trên mạng xã hội về ông.

Vô hình trung, việc Huy Đức có ngay một status “sắc sắc không không” vào ngày 6/12 khi xuất hiện tin đồn từ trang Thuy Trang Nguyen và lan rộng về vấn đề ông Nguyễn Phú Trọng, đã như một sự xác nhận rằng ông Trọng quả thực “có vấn đề”.

Vấn đề gì?

Ông Trọng đang ở đâu?
Nguồn: Thiền Lâm/Cali Today

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #1 trọng lú: Đang ốm thì phải. Chết luôn đi thì càng tốt.

    10-12-2017 06:26

    Đang ốm thì phải. Chết luôn đi thì càng tốt.
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo