Việt Nam

Thương mại tự do với Việt nam, phải. Nhưng với giá nào?

Cập nhật lúc 27-01-2020 21:49:08 (GMT+1)
Ảnh minh họa (nguồn: ihned.cz)

 

Châu Âu vừa ký kết một hiệp ước thương mại và đầu tư đầy tham vọng với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam. Đây là một hiệp ước đầu tiên thuộc thể loại này giữa châu Âu và một nước phát triển của châu Á, hiệp ước này đang dẫn đến việc giảm thuế cho 99% các loại hàng hóa. Tiếp theo đó, hiệp ước này sẽ mở ra cho các ngành dịch vụ và bưu điện, ngân hàng và hàng hải một sự cạnh tranh. Thoạt nghe thì điều này rất tuyệt. Rốt cuộc thì các bài học kinh tế kinh điển đều nói rằng thương mại tự do thường mang lại sự phồn thịnh cho cả hai bên. Thế nào mà các chính trị gia vốn ủng hộ liên minh châu Âu và ủng hộ thương mại lại phản đối hiệp ước này?


Vấn đề chính của hiệp định hiện nay là nó tiếp tục trong chiến lược và cách thức thương mại mà Ủy ban châu Âu đang theo đuổi đã hàng chục năm nay. Thương mại tự do chiếm vị trí hàng đầu - nhân quyền và các quyền của người lao động, các chuẩn mực về môi trường và sự phát triển bền vững đứng hạng hai. Thông thường thì điều đó có nghĩa là trong "các chương mục về sự phát triển bền vững" của các hiệp ước thương mại như CETA, Singapore, Hàn Quốc vv...  phần về tất cả những gì bảo vệ các giá trị, niềm tin và các ưu tiên chung của châu Âu đều là các điều khoản không bị phạt ngay cả khi bị xâm phạm; và như thế là vô nghĩa.

Không đòi được quyền của người lao động hay quyền cơ bản của con người trong hiệp ước thương mại với các nước như Canada là những gì mà đa số mọi người đều có ý chấp nhận. Dù sao đi nữa thì Canada được biết đến bởi xã hội tự do, cởi mở và hùng mạnh của họ. Việt nam thì khác. Freedom House xếp nước này giữa các nước "không tự do", trong bảng hạng mục tự do Việt nam được xếp thứ hạng cao hơn Venezuela một chút và đứng thấp hơn Congo, Nga và Kazachstan. Với hình thức là một chính phủ chuyên chế Việt nam gần với Trung quốc hơn là gần với bất cứ quốc gia nào ở châu Âu. Sự giám sát của nhà nước nhiễu nhương ở khắp nơi và có hệ thống.

Nếu nói đến sự kiểm soát người dân thì Việt nam noi theo người láng giềng to lớn của mình là Trung quốc. Luật an ninh mạng mà mới có hiệu lực từ năm ngoái, đã giúp cho việc kiểm duyệt các nội dung trên mạng và quốc gia này đang có các biện pháp hoàn toàn tương đương với các biện pháp của Trung quốc. Họ ép các công ty như Google phải lưu trữ tại Việt nam các thông tin về người sử dụng người Việt, và họ buộc các công ty công nghệ phải chia sẻ với chính phủ thông tin về người sử dụng của mình. Đối với chúng ta là đảng Pirats điều này đơn giản là không thể chấp nhận được từ góc độ nhân quyền.

Tôi tham gia vào chính trị để bảo vệ các công dân Séc và châu Âu trước chiến thuật theo dõi kiểu Orwel. Các vụ bắt giữ, các bản án hình sự và các cuộc tấn công bằng bạo lực đối với các nhà báo, các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền vẫn đang tiếp tục và với hiệp ước thương mại và đầu tư này sẽ không có thay đổi. Và vấn đề chính là ở đây. Trong hiệp ước không có bất cứ cơ chế nào đáng tin cậy, vận hành tốt và đề ra mức phạt trong trường hợp không tuân thủ, để cải thiện cho tình hình tại Việt nam. Mặc dù các nhà đàm phán châu Âu đã cố gắng đưa  các điều khoản và cơ chế đảm bảo vào Hiệp ước, tình trạng chung về mặt chính trị của thường dân Việt nam không được cải thiện. Trên thực tế Hiệp ước này đang củng cố thêm sự ổn định và tạo điều kiện cho quyền lực của chính phủ Việt nam thêm phát triển.

Các nhà chính trị lãnh đạo cần quyết định, các giá trị tự do cơ bản là quan trọng đối với họ như thế nào. Liệu chúng ta, người dân ở châu Âu có muốn ủng hộ cho nền kinh tế của một chính phủ mà đàn áp thô bạo mọi nguyên tắc dân chủ? Chính phủ mà coi thường luật lao động và tàn nhẫn hủy hoại môi trường của chính mình? Liệu chúng ta sẽ muốn khai thác tự do thương mại bằng mọi giá? Hãy lấy một thí dụ cụ thể - ngành công nghiệp dệt. Một trong những ngành lớn nhất của nền kinh tế Việt nam mà phần lớn là hướng đến xuất khẩu, trong đó đối tác thương mại lớn nhất của họ là các nước thành viên EU. Việt nam mà tiếp cận được tốt hơn thị trường dệt châu Âu thì về cơ bản sẽ cạnh tranh với các nhà sản xuất Séc - nhưng chỉ có các nhà sản xuất Séc mới buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về lao động, quy định bảo vệ người tiêu dùng và quy định về môi trường, trong khi đó thì Việt nam vốn là một nhà nước chuyên chế, thì không.

Vụ bê bối của người đồng nghiệp người Séc của tôi và là nghị sĩ nghị viện châu Âu, đại diện cho ODS, ông Jan Zahradil, mang đến cho chúng ta thêm một lý do khác để thận trọng. Sự xung đột về lợi ích của người nghị sĩ hàng đầu, người chịu trách nhiệm cho việc đàm phán, mà ông Zahradil không thông báo cho đến tận cuối quá trình đàm phán, đặt ra một câu hỏi, một số chính trị gia sẽ có lợi ích kinh tế đặc biệt nào khi hoàn thành thành công thỏa thuận thương mại này.

Nếu như tất cả các chi phí này là cần thiết để giao dịch thương mại với một chế độ chuyên chế, thì tôi phải nói: chúng ta hãy đừng làm việc này. Thay vào đó chúng ta hãy hướng đến các thỏa thuận thương mại với các thể chế dân chủ vận hành tốt và với các quốc gia như Việt nam, trước hết thông qua áp lực kinh tế, ngoại giao chúng ta hãy yêu cầu các quyền con người cơ bản được đảm bảo, trước khi trao cho họ tờ séc trắng cho phép tiếp cận khối thị trường lớn nhất thế giới về kinh tế. Chúng ta nợ thị trường của chúng ta và nợ quyền con người của họ điều này.

Nguồn: www.piratskelisty.cz

Người dịch: Thanh Mai

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo