Việt Nam

Nói lên sự thật trong chế độ toàn trị, vì thế cô bị cảnh sát theo dõi

Cập nhật lúc 07-04-2015 15:30:00 (GMT+1)
Ảnh chụp từ Facebook

 

Cô ít nói về bản thân nên không rõ chuyện gì đã xảy ra với cô ngày ấy. Một điều chắc chắn là cô là một nhà báo trẻ đầy năng lực, hiện đang "tự do" bởi đã mất việc. Tuy nhiên, không phải mất việc vì cô không có khả năng viết lách, mà nhiều phần vì cô đã viết ra sự thật. Lần cuối cùng đây, chính là nhờ cô mà chúng tôi đã có bài về bối cảnh đằng sau vụ án tử hình cho người chủ quán cà phê người Việt.


>> Đọc thêm: Câu chuyện người tử tù từ thành phố mafia Hải Phòng, Việt Nam

"Giống như Tiệp Khắc trước kia, dưới thời toàn trị, chế độ tìm cách tạo áp lực từ mọi mặt, họ gây áp lực với người nhận bạn vào làm việc, áp lực cả với người hàng xóm nhà bạn, hòng buộc bạn phải từ bỏ mọi hoạt động của mình và cả niềm tin của mình, đấy đơn giản là cái cách mà người ta dùng để làm bạn gục ngã như một con người" một trong những người quen của chúng tôi, người đã giới thiệu chúng tôi với các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam, hiện muốn ẩn tên, đã giải thích. Chính tôi đã hỏi anh ấy tại sao nhà báo nhân quyền Phạm Đoan Trang lại không làm việc cho các báo. "Chẳng báo nào dám nhận cô ấy vào làm việc. Giờ cô ấy tự chiến đấu"

Tại sao chế độ Việt Nam lại "quan tâm" đến cô đến vậy? "Bởi tôi là nhà báo và bloger duy nhất có thể nói và viết tiếng Anh và ủng hộ cho dân chủ và quyền con người"- Phạm Đoan Trang trả lời. Điều đáng buồn là ở chỗ, nhiều phần đây không phải là chuyện phóng đại, mà có lẽ cô là con quạ trắng duy nhất trong số 30 ngàn nhà báo ở Việt Nam.

Câu chuyện của cô, một cựu nhà báo, từ từ hiện hình qua những cuộc nói chuyện giữa tôi với cô. Dĩ nhiên, đề tài chính của những cuộc chuyện trò luôn là những người chịu một bất công nào đó từ phía chính quyền và những trường hợp tương tự, nhưng đôi khi, các dòng tin của cô bắt đầu thật đặc biệt "xin lỗi, không kịp trả lời anh, tôi vừa gặp chuyện với công an". Vì Trang - là tên của cô - không mấy khi phàn nàn, tôi thường phải gặng hỏi cô chuyện gì đã xảy ra.

Hồi cuối tháng Ba cô đã trả lời "Tôi bị bắt giữ trên đường đi đến Đại sứ quán Mỹ. Tôi dẫn cha mẹ của Chưởng đến đó để họ có thể nói về trường hợp của con mình. Ngay cả khi không muốn gây thù hằn với các lực lượng an ninh, tôi cũng phải nói rằng đó là vụ bắt giữ rất tùy tiện, nhưng hiện đại. Anh biết không, tôi đang đi trên vỉa hè bình thường với mẹ của Chưởng và luật sư nhân quyền Trịnh Anh Tuấn, thì một nhóm sĩ quan an ninh chặn tôi lại và dồn tôi vào ô tô"

Sau khi bị bắt giữ, cô đã ngồi mấy tiếng tại cơ quan công an, nơi người ta tìm cách "khai thác" xem cô đang trên đường đi đâu và tại sao. "Người ta tìm cách lấy điện thoại di động của tôi, nhưng tôi không chịu", Trang kể cô đã chẳng nói lời nào. "Cuối cùng, sau mấy tiếng đồng hồ, tôi đã được thả. Anh đừng lo, tôi ổn cả, ngoài chuyện cái tay hơi đau vì bị công an bẻ quặt lúc họ kéo đi, nhưng tôi sẽ ổn nhanh thôi :)"

Chẳng mấy chốc, cái kết cục may mắn lại bị một lần đứt liên lạc khác thay thế. Tôi tự nhủ, chắc Trang rất bận, và tôi đã không nhầm. Hầu như không nhầm. Tất cả chỉ được sáng tỏ khi Trang phá im lặng. Cửa sổ Chat của tôi báo có tin mới đến.

"Chào anh. Tôi rất xin lỗi đã không trả lời" Trang viết, và tôi hiểu cô đã gặp chuyện phức tạp khi bắt đầu câu chuyện  như thế này. "Trong mấy hôm rồi chúng tôi đã gặp những chuyện rất nghiêm trọng với công an". Tôi hỏi Trang liệu tất cả đã ổn chưa, câu trả lời tiếp đó phần nào giải thích tại sao tôi lại đăng đối thoại của chúng tôi. "Hiện nay chúng tôi chưa được ổn. Tôi nghĩ mọi chuyện chỉ vừa mới bắt đầu".

Dĩ nhiên tôi hỏi dồn chuyện gì đã xảy ra và Trang thì trấn an tôi, rằng hãy từ từ để cô rồi sẽ kể. Bên này đã gần 8h tối, nhưng ở Việt Nam đã gần nửa đêm. "Vấn đề là ở chỗ tôi phải chạy rất nhiều nơi... tôi không thể ngồi một chỗ" Trang viết. Và rõ ràng là công an họ bám theo cô.

"Công an đến gõ cửa nhà tôi, nhưng tôi không mở cửa cho họ. Thế là họ cho ai đó đến đổ keo dính đặc hiệu vào ổ khóa cửa. Tôi bị nhốt ở nhà". Lúc đó tôi hỏi cô tại sao họ lại quan tâm đến cô đến vậy.

Ngày 31.3 cô được Đại sứ Thụy Điển mời tới dự bữa trưa tại Đại sứ quán Đức, là nơi cô sẽ tham gia hội thảo về nhân quyền tại Việt Nam. "Tôi đã bị nhốt tới tận đêm, cho tới khi các bạn của tôi đến phá cửa", Trang tỏ ý tiếc cho cơ hội đã bị bỏ lỡ.

"Thưa ông Felix Schwarz và bà Elenore Kanter kính mến, đây là ổ khóa nhà Đoan Trang. Cô ấy không thể ra ngoài để tới Đại sứ quán Đức và Tây Ban Nha bởi ổ khóa đã bị đổ đầy keo... Nguyễn Đình Hà, đã viết trên Facebook dòng tin xin lỗi.

Phản ứng của các nhân viên đại sứ quán Thụy Điển và Đức cũng xuất hiện trên Facebook giữa các dòng tin khác "Đại sứ quán Đức rất thiếu sự có mặt của cô ấy," ông Felix Schwarz phản ứng. "Vâng, chúng tôi thiếu bạn, Đoan Trang" bà Elenore Kanter viết từ Đại sứ quán Thụy Điển.

Ở Việt Nam đã nửa đêm và sáng thứ 7 sẽ có buổi biểu tình bảo vệ cây xanh ở Hà nội. Bởi lẽ các nhà chức trách ở đây đã quyết định chặt hạ 6700 cây trong thành phố và làm tiền. Trang quyết định sẽ đi ra khỏi nhà sớm hơn. "Tôi phải dừng đây. Anh biết đấy, chúng tôi có thể bị công an bắt giữ bất cứ lúc nào trên đường, và họ có thể thu giữ máy tính xách tay của chúng tôi, vì thế tôi không dám truy nhập email thường xuyên khi đang trên đường" Trang kết thúc cuộc nói chuyện và tôi hy vọng, cô sẽ không phải xin lỗi thật nhiều trong lần tới, khi cô lại có thể lên tiếng.

Việt Nam vẫn còn là đất nước với chế độ toàn tri,̣ dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài kiểm duyệt và việc quyền con người bị xâm phạm, theo dõi những người bất đồng chính kiến cũng như những người "không thích hợp" với chế độ là những chuyện xảy ra như cơm bữa. Tóm lại đó là chế độ toàn trị với mọi đặc tính vốn có của nó, và mang vị đắng của thực tế nọ, khi bạn sống trong đó và "nếm trải".

Phạm Đoan Trang viết blog nhân quyền, tuy nhiên blog của cô đang bị chế độ Việt Nam khóa chặt.

Tác giả: Milan Kajínek- epochtimes.cz

Người dịch: Thanh Mai- vietinfo.eu

  • #1 Người Ba Lan: Khác nhau về tuổi tác .

    08-04-2015 16:57

    Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
    Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường.
    Tuổi sáu mươi khi nghĩa đời đã thấy
    Thì gian nan biết mấy cũng lên phường.
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo