Việt Nam

Đức sẽ không trục xuất con gái nhà hoạt động Việt Nam

Cập nhật lúc 19-07-2019 15:01:12 (GMT+1)
Cô Nguyễn Quang Hồng Ân, con gái của nhà hoạt động Nguyễn Quang Hồng Nhân.

 

Chính quyền địa phương ở thành phố Nuremberg của Đức vừa cho VOA biết sẽ không tiến hành trục xuất cô Nguyễn Quang Hồng Ân, con gái nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân, và đang có kế hoạch hỗ trợ cô lưu trú hợp pháp tại Đức sau khi cô được thông báo sẽ được thu nhận vào chương trình thạc sĩ ngành biểu diễn âm nhạc ở tuổi 19.


Hôm 17/7, bà Christine Schüßler, Chánh văn phòng Thị trưởng thành phố Nuremberg, cho VOA Tiếng Việt biết qua email:

Chúng tôi đang chuẩn bị để cấp quy chế di trú theo tiêu chí ‘phụ nữ trẻ hòa nhập tốt.

Bà Christine Schufler, Chánh Văn phòng Thị trưởng Nuremberg.

“Cô Nguyễn chưa nhận lệnh trục xuất. Chúng tôi đang chuẩn bị để cấp quy chế di trú theo tiêu chí ‘phụ nữ trẻ hòa nhập tốt.’”

“Cô ấy sẽ được cấp quy chế này vì đã lưu trú ở Đức bốn năm và nếu như cô ấy đáp ứng một số điều kiện khác như nói được tiếng Đức, có thu nhập…,” bà Chánh văn phòng cho biết thêm.

Thư nhận vào học chương trình thạc sĩ trình diễn piano của cô Nguyễn Quang Hồng Ân

Cha của cô Hồng Ân là nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân, người bị chính quyền Đức trục xuất về Việt Nam cùng với vợ vào tháng 3/2019 khi gia đình đang xin quy chế tị nạn đến Canada. Khi ấy cô Hồng Ân chưa bị trục xuất vì hộ chiếu của cô đã hết hiệu lực.

Ngay sau khi cha và mẹ bị trục xuất, cô luôn lo sợ cho trình trạng lưu trú của mình và nói với VOA rằng chính quyền có thể trục xuất cô bất kỳ lúc nào.

Thế nhưng, vào tuần trước cô Hồng Ân nhận được giấy báo được nhận vào học chương trình đào tạo thạc sĩ ngành biểu diễn piano từ trường Đại học Âm nhạc Nuremberg.

Cô chia sẻ với VOA:

Em rất vui và hạnh phúc khi đậu vào ngành thạc sĩ trường ĐH Âm nhạc Nuremberg. Điều này giống như một phép màu khi mà em gặp hoàn cảnh ba mẹ bị trục xuất.

Cô Nguyễn Quang Hồng Ân.

“Em rất vui và hạnh phúc khi đậu vào ngành thạc sĩ trường ĐH Âm nhạc Nuremberg. Điều này giống như một phép màu khi mà em gặp hoàn cảnh ba mẹ bị trục xuất. Em xin chân thành cảm ơn mọi người xung quanh đã luôn giúp đỡ và động viên em.”

 

Điều khoản 25a của Luật Cư trú Đức. Photo germanlawarchive.iuscomp.org

​Cô Hồng Ân nói thêm về trình trạng lưu trú của cô hiện nay:

“Ở Đức có Điều luật 25a cấp quy chế thường trú nhân cho những người trẻ dưới 21 tuổi hòa nhập tốt xã hội Đức, có thành tích học tập xuất sắc ở Đức, tốt nghiệp một trường ở Đức; đã ở Đức 4 năm… những điều kiện này thì em đáp ứng được, nay lại thêm đậu vào master .

“Điều luật này mang tính nhân đạo rất cao. Trong có thêm hai điều kiện nữa là tự túc về nhà ở và tự túc về tài chánh. Về nơi ở thì Hội Thánh Tin lành ở Đức hứa sẽ giúp em về nơi ở, còn về tài chánh thì hiện giờ em chưa bảo đảm được.”

Điều khoản 25a của Đạo Luật Cư trú của Đức, còn được gọi là AufenthG, sửa đổi lần cuối vào năm 2017, có nêu rõ việc chính quyền bảo đảm lưu trú cho thanh thiếu niên hoà nhập tốt trên cơ sở nhân đạo.

Cô Hồng Ân cho biết cô đã nhận được thông báo từ chính quyền thành phố rằng họ không còn ý định trục xuất cô:

“Văn phòng Tòa Thị chính có gửi thư cho em nói rằng họ chúc mừng em và họ hoàn toàn không còn ý định trục xuất em nữa.”

Đài BR phát thanh ở Đức cho biết ông Nguyễn Quang Hồng Nhân là một nhà bất đồng chính kiến, một cây bút phê bình chế độ nổi danh ở Việt Nam, từng bị chính quyền Việt Nam bắt giam, kết án 20 năm tù và đã thụ án khoảng 17 năm ở Việt Nam với cáo buộc “hoạt động tuyên truyền, chống phá cách mạng,” trước khi ông cùng gia đình sang Đức.

Năm 2014, cô Nguyễn Quang Hồng Ân thắng tất cả 3 giải trong cuộc thi Piano Quốc Tế tại thành phố San Jose, Hoa Kỳ vào lúc 15 tuổi.

Năm 2015, ông Nguyễn Quang Hồng Nhân đưa con sang Đức và Áo để dự kỳ thi âm nhạc và nhận thấy rủi ro sẽ tiếp tục bị giam cầm nếu trở về Việt Nam nên gia đình đã xin quy chế tị nạn chính trị tại Đức nhưng đã bị từ chối.

Sau đó gia đình xin quy chế tị nạn tại Canada và khi hồ sơ đang được cứu xét thì ngày 26/3/2019, cảnh sát Đức ép buộc cả hai vợ chồng ông Nhân lên máy bay về Việt Nam.

Lên tiếng quan ngại về vụ trục xuất vợ chồng ông Nhân, bà Gyde Jensen, người đứng đầu Hội đồng quốc hội Đức phụ trách hỗ trợ nhân quyền và nhân đạo, nói với trang DW rằng “quyết định của chính quyền bang Bavaria về việc thực hiện một vụ trục xuất đáng ngờ chứng tỏ sự thiếu xót của chính quyền bang.”

Nguồn: VOA

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo