Việt Nam

Berlin tức giận Hà Nội vì blogger bị hành hung

Cập nhật lúc 06-10-2015 12:38:43 (GMT+1)
Ảnh đại diện của Anh Chí trên Facebook

 

Một quốc vụ khanh Đức gặp một blogger nổi tiếng ở Việt Nam. Người này sau đó bị đánh đập tơi tả – khiến cho người ta nghĩ rằng đây là một hành động trả thù của chế độ. Bộ Ngoại giao đưa ra nhiều cáo buộc nghiêm trọng.


Việc đó có ý nghĩa nhiều hơn là một hành động bày tỏ thiện ý. Chriatian Lange, quốc vụ khanh Quốc Hội trong Bộ Tư pháp Liên bang, không muốn chỉ gặp đại diện của Đảng Cộng sản và chính phủ trong thời gian năm ngày của chuyến thăm viếng trong tháng Tư ở Việt Nam. Vì vậy mà người chính khách của Đảng Dân chủ-Xã hội Đức đã tiếp đón và trao đổi với Nguyễn Chí Tuyến, được biết đến nhiều hơn dưới cái tên blogger Anh Chí. Việt Nam tuy là một chế độ độc đảng ít muốn cải cách, nhưng về mặt vi phạm nhân quyền thì không được Phương Tây nhận biết nhiều như Trung Quốc hay nước Nga.

Ở Việt Nam, Anh Chí là một người nổi tiếng. Anh là gương mặt của phong trào dân sự chống lại ý định của thủ đô Hà Nội, muốn chặt bỏ 6700 cây xanh. Anh Chí tổ chức những cuộc biểu tình, và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng thì đó chính là những lời kêu gọi của anh qua Facebook, những cái đã mang lại cho các cuộc phản đối này tính chất của một sự kiện. Các anh muốn có 300 euro cho gỗ quý của mỗi một thân cây, chúng tôi muốn giữ lại cây xanh, những người phê phán hô to hướng về phía chính phủ.

Chính phủ ở Hà Nội cảm thấy bị khiêu khích bởi cuộc phản đối mang tính chính trị – nhưng không rõ rệt – này, cỗ máy an ninh cực kỳ sợ hãi đã phản ứng thật dã man. Ba tuần sau khi Quốc vụ khanh Lange gặp Anh Chí, blogger này đã bị hành hung trước cửa nhà của anh vào lúc sáng sớm. Anh Chí vừa mới đưa đứa con gái đi học khi bất thình lình nhìn thấy mình bị bốn người đàn ông vây quanh. Họ đánh anh, đẩy anh ngã xuống đất, đá vào người anh, chạy đi. Có nhiều bức hình đã chụp anh sau hành động dã man này, mặt đầy máu.

“Bị sốc nặng vì cuộc tấn công”

Anh Chí không biết ai là những người đàn ông đó, nhiệm vụ của họ là do ai giao cho. Người ta dễ dàng phỏng đoán rằng chế độ đã trả thù – cho các sáng kiến của anh, cho lần trao đổi của anh với một thành viên của chính phủ Đức.

Quốc vụ khanh Lange, trở về từ cuộc đối thoại nhà nước pháp quyền Đức-Việt với một “Tuyên bố Chung” và một kế hoạch làm việc mới cho ba năm, đã ngay lập tức quay sang người đồng nhiệm của ông, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền. Ông đã “bị sốc” vì “cuộc tấn công dã man nhắm vào anh Nguyễn Chí Tuyến”, người mà ông vừa mới gặp gỡ và hỏi thăm tin tức về các “hoạt động xã hội” của anh, Lange viết. “Vì vậy mà tôi bị sốc nặng vì cuộc tấn công này”, theo như lá thư của Quốc vụ khanh mà báo “Welt” [“Thế Giới”] có được. “Tôi chắc chắn rằng Bộ Tư pháp Việt Nam và các cơ quan điều tra tội phạm Việt Nam sẽ làm tất cả mọi việc để làm sáng tỏ tội phạm này và mang lại cho các thủ phạm những hình phạt xứng đáng.”

Phải mất ba tháng, cho tới khi Bộ Tư pháp Việt Nam phản ứng với một cái được gọi là công hàm vào giữa tháng Tám. Người ta biết rằng cảnh sát ở Hà Nội “đã tiếp nhận vụ việc này và hiện nay đang điều tra theo luật lệ quy định vụ việc có liên quan tới ông Nguyễn Chí Tuyến”.

Không có tự do ngôn luận

Kể từ lúc đó, chính phủ liên bang hoàn toàn không biết gì thêm, và sự bực tức ở Berlin về các thiếu hụt trong điều tra hình sự ở Việt Nam cũng to lớn tương ứng. Trên thực tế, người ta không điều tra hành động phạm tội này, Bộ Ngoại giao nói. Chính vì vậy mà người ta sẽ tiếp tục theo dõi cụ thể vụ việc này, đã nghe được như vậy từ giới chính phủ Đức.

Ít ra thì vào giữa tháng Chín, dưới áp lực quốc tế, Hà Nội đã trả tự do trước thời hạn cho nữ blogger người Việt Tạ Phong Tần, người đã bị bắt giam ba năm trời. Tạ Phong Tần bị kết án mười năm tù và năm năm quản thúc tại gia vì “tuyên truyền chống nhà nước”. “Không phù hợp với nhau là việc Việt Nam cam kết chấp hành nhân quyền trong Hiến Pháp mới và đồng thời lại không hề quan tâm tới yêu cầu về tự do ngôn luận được ghi nhận trong Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị đã được Việt Nam phê chuẩn”, ủy viên về nhân quyền của chính phủ liên bang, Christoph Strässer nói lúc đó. Lời nói của ông vẫn còn hiện hành.

Nguồn: Phan Ba chuyển ngữ theo Daniel Friedrich Sturm/Welt/ABS

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo