Tin tức

Kim ngạch dệt may Việt Nam tỷ lệ nghịch với lợi nhuận

Cập nhật lúc 12-05-2011 11:13:15 (GMT+1)
Ảnh minh họa: internet

 

Xuất khẩu dệt may tăng trưởng mạnh mẽ trong thập niên vừa qua, đưa Việt Nam vào vị trí nhà xuất khẩu lớn thứ 5 thế giới. Tuy vậy lợi nhuận ít ỏi của ngành này ngày một giảm thêm vì bão giá nguyên liệu và chi phí.


Doanh thu lớn, lợi nhuận thấp

Những người trọng thành tích sẽ thấy kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đầy ấn tượng, từ vài trăm ngàn USD trong thập niên 1980 nay đã lên tới mức 11,2 tỷ USD trong năm 2010 và dự kiến đạt hơn 13 tỷ USD trong năm nay.
Mới 4 tháng đầu năm các nhà xuất khẩu dệt may đã đem về 4 tỷ USD tăng 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Thông tin từ Hiệp hội Dệt may cho thấy đơn hàng rất dồi dào, tuy nhiên nhiều doanh nhân lại quan ngại tình trạng ‘xuất khẩu nhiều nhưng lợi nhuận chẳng được bao nhiêu’ thậm chí có doanh nghiệp có thể bị lỗ vì ảnh hưởng bão giá chi phí đầu vào. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam may gia công cho nước ngoài, một số ít làm theo phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm. Bão giá chi phí đầu vào bao gồm lãi suất vốn vay quá cao từ 20 tới 22%, lạm phát vật giá tăng cao, giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng khó lường.

Việt Nam đã đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% trong xuất khẩu, nhưng vẫn phải nhập khẩu đến 90% nguyên liệu để chế biến trong nước. Thí dụ phải nhập hầu hết lượng nhập bông vải mà giá bông thế giới đã tăng gần gấp đôi năm ngoái.

Việt Nam đã đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% trong xuất khẩu, nhưng vẫn phải nhập khẩu đến 90% nguyên liệu để chế biến trong nước. Thí dụ phải nhập hầu hết lượng nhập bông vải mà giá bông thế giới đã tăng gần gấp đôi năm ngoái. Doanh nghiệp gia công tuy được nhà nhập khẩu cung cấp nguyên liệu, nhưng lại khó khăn về vốn vay chịu lãi suất quá cao, tình trạng lạm phát, vật giá leo thang ảnh hưởng hoạt động, trả lương thấp thì thiếu hụt công nhân.
Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM nhận định:

“Năm nay mục tiêu đặt ra cho dệt may là cả nước có thể xuất khẩu 13,5 tỷ USD, với việc 4 tháng đầu năm đạt được kim ngạch như thế nếu không có gì bất trắc lớn thì con số đặt ra là khả thi. Tuy nhiên trong chỉ tiêu 13-14 tỷ USD vấn đề chính đặt ra là sẽ thực sự đem về cho đất nước được bao nhiêu, phải đạt con số cao nhất thì mới đem lại lợi ích. Nếu năm rồi xuất 11, 2  tỷ năm nay xuất 13 tỷ mà chỉ đem về cho đất nước một giá trị ngoại tệ như nhau thì rõ ràng cũng không làm lợi gì thêm cho đất nước.”          

Những người am hiểu ngành dệt may nói với chúng tôi đừng nhìn kim ngạch lớn mà vội mừng, 80% hoặc nhiều hơn thế số doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam làm gia công. Lợi nhuận thực sự trong những chục tỷ đô la kim ngạch chỉ là vài phần trăm, những thí dụ đơn giản được nói đến, giá 1 cái quần jeans xuất khẩu 10 USD nhưng thực tế doanh nghiệp chỉ hưởng phần gia công quanh quẩn 1 đô la. Ông Diệp Thành Kiệt phản bác rằng khó biết lợi nhuận thực sự của các doanh nghiệp và dựa trên tình trạng một vài doanh nghiệp để kết luận, thì chưa phải là đánh giá đúng. Ông Kiệt đưa ra một thí dụ khác:

Phong Phú hưởng được tiền công, tiền wash, họ còn hưởng cả tiền vải nữa, thậm chí cả những phụ liệu như vải lót túi mà không phải nhập. Do đó may cái quần Jeans 10 USD thì họ có thể đem về cho đất nước 9 USD. Nhưng đối với doanh nghiệp khác may đơn thuần thì đúng là họ chỉ đem về cho đất nước 1,5 USD
Ông Diệp Thành Kiệt

“Giả sử cũng cái quần jeans đó nhưng nó được may ở nhà máy Phong Phú chẳng hạn thì không những nhà máy Phong Phú hưởng được tiền công, tiền wash, họ còn hưởng cả tiền vải nữa, thậm chí cả những phụ liệu như vải lót túi và một số phụ liệu mà không phải nhập. Như vậy đối với Phong Phú họ may cái quần Jeans 10 USD thì họ có thể đem về cho đất nước 9 USD. Nhưng đối với doanh nghiệp khác may đơn thuần thì đúng là họ chỉ đem về cho đất nước 1,5 USD gồm tiền công may và một số ít phụ liệu thôi.”

Thiếu hụt lao động dệt may

 

Nữ công nhân trong một xưởng sản xuất quần áo may sẵn để xuất khẩu ra nước ngoài. AFP

Tuy vậy, ở Việt Nam những đại công ty sản xuất hiệu quả như Phong Phú thực sự chưa có nhiều. Với toàn cảnh ngành dệt may xuất khẩu như thế, người công nhân dệt may khó được trả một mức lương đủ để sống trong bão giá, chứ chưa nói đến  chuyện tiền lương xứng đáng với công sức. Do vậy nạn thiếu hụt lao động dệt may là một căn bệnh mãn tính.  Một doanh nhân dệt may nhiều kinh nghiệm ở TPHCM nhận định:

 

“Phải phấn đấu đòi giá gia công cao hơn thì doanh nghiệp có thể thu hút được công nhân rất nhiều. Các nhà máy dệt may luôn thiếu hụt khoảng 30% công nhân.”

Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, ông Diệp Thành Kiệt đề cập tới thu nhập của lao động dệt may TP.HCM mà ông nói là đã lạc hậu với bão giá:

 

“Phải phấn đấu đòi giá gia công cao hơn thì doanh nghiệp có thể thu hút được công nhân rất nhiều. Các nhà máy dệt may luôn thiếu hụt khoảng 30% công nhân.”
Một doanh nhân dệt may

“Theo thông tin chúng tôi ghi nhận từ doanh nghiệp và quảng cáo ở các khu công nghiệp, mức lương bảo đảm của lao động phổ thông học nghề, vào làm cắt chỉ đóng thùng là từ 2 triệu đồng trở lên. Còn đối với những công nhân có tay nghề có thể làm ngay được thì tối thiểu từ 2,5 triệu tới 3 triệu đồng/tháng. Có thể nói lương công nhân dệt may ở TPHCM bình quân khoảng 3 triệu đồng Mức lương đó không bao gồm tiền cơm trưa, lương tháng thứ 13. Dĩ nhiên người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phần của mình cùng với doanh nghiệp. Như vậy họ có thể bỏ túi đem về khoảng 2,9 triệu. Nếu công nhân làm ở TP.HCM ở quận 12 hay Hốc Môn thì có thể dư một chút vì tiền thuê nhà thấp, nhưng nếu họ sống ở quận Tân Bình thì sẽ dư ít thậm chí bị thiếu, đó là chưa nói tới bệnh hoạn ốm đau…”           
Nếu kim ngạch xuất khẩu dệt may 2011 tăng như dự báo mà lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp giảm đi, thì có nghĩa lao động dệt may sẽ càng chật vật hơn trước vì những đợt bão giá hiện nay. Dù sao thì dệt may, da giày vẫn là ngành thu dụng đến 3 triệu công nhân trên toàn quốc. Sản xuất dệt may với hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng nhiều hơn vẫn là một ước mơ khó hiện thực.

Nam Nguyên

Nguồn RFA

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo