Tin tức

Các nhà cung cấp dịch vụ EET trên thị trường Séc tiếp tục phá sản

Cập nhật lúc 31-07-2017 11:51:13 (GMT+1)
Ảnh: Internet

 

Sau EET One đã và đang còn những công ty nhỏ khác nữa cung cấp dịch vụ cho hệ thống quản lý doanh thu trực tuyến (EET) tiếp tục phá sản. Theo phân tích, thì trong tương lai sẽ chỉ còn những hãng lớn trụ lại được. Và chắc chắn sẽ có quyền đặt luật chơi của mình cho thị trường dịch vụ này.


Mùa Thu năm ngoái trước khi khởi động đề án khổng lồ EET, các hãng sản xuất và cung cấp trang thiết bị, phần mềm điều hành hệ thống quản lý doanh thu trực tuyến đua nhau tung ra những quảng cáo hùng hồn. Hứa hẹn dịch vụ hoàn hảo nhất với giá thành, cước phí tốt nhất.  Nhưng nay sau hơn nửa năm vận hành của EET, cho thấy cả “kịch bản Croatia” trên khía cạnh này cũng diễn ra ở Cộng hòa Séc, khi các nhà cung cấp nhỏ lần lượt phá sản nhường chỗ cho những ông lớn.

Trung tuần tháng Bẩy, một trong những đối thủ tầm cỡ trên thị trường- EET One- bất ngờ tuyên bố phá sản, để lại hàng triệu korun tiền nợ và gần một nghìn người kinh doanh bơ vơ, buộc họ muộn nhất đến hết tháng Bẩy phải tìm nhà cung cấp dịch vụ mới. Nhưng chắc chắn đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Hàng loạt các công ty nhỏ đang ngụp lặn trong khó khăn và tìm cách liên kết hay bán lại khách hàng cho các đối thủ cạnh tranh lớn.

“Trong tháng gần đây nhiều nhà cung cấp dịch vụ EET nhỏ liên hệ với chúng tôi tìm kiếm khả năng hợp tác đầu tư,” Luboš Lukasík, nhà quản lý eKasa là công ty con của hãng O2 khẳng định thực tế. eKasa với hơn 20 nghìn khách hàng đang là đối thủ mạnh nhất trên thị trường dịch vụ EET. Nhưng theo Luboš Lukasík, đàm phán với các công ty nhỏ đang ở trong giai đoạn phức tạp.

“Về phương diện tiềm lực tài chính các hình dung đề án của họ thường thái quá. Trên mặt bằng chung có thể nói, là nếu ai không có hơn năm nghìn khách hàng, hoạt động của họ chắc chắn thua lỗ,” Luboš Lukasík mô tả tình hình.

“Thời gian này chúng tôi đang đàm phán với One Pub để sáp nhập hai công ty lại từ đầu tháng Tám. Ngoài ra chúng tôi đang tiếp tục tiếp nhận khách hàng của EET One đã phá sản. Chúng tôi cũng đang đàm phán sơ bộ với các nhà cung cấp dịch vụ EET khác, nhưng tạm thời chúng tôi chưa có quyền công bố cụ thể. Nhưng chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi trên thị trường EET,” đại diện hãng Dotykačka Michal Wantulok cho hay.

Nhiều người khác hoạt động trong lĩnh vực này với điều kiện giữ nặc danh cũng khẳng định sự phức tạp của khả năng sáp nhập. “Đề xuất của các công ty nhỏ đúng là thường phi thực tế. Họ đòi từ 5 đến 35 nghìn korun cho việc chuyển giao một khách hàng của họ. Hơn nữa khi tìm hiểu kỹ chúng tôi xác định thấy, ví dụ họ quảng cáo có một nghìn khách hàng nhưng trên thực tế chỉ ba trăm người trả cước phí định kỳ, còn lại chỉ sử dụng các gói dịch vụ miễn phí,” một nhà cung cấp lớn giải thích.

Để xảy ra tình trạng này là thực tế, khi các chuyên viên bộ Tài chính ước tính sẽ có tới 600 nghìn người kinh doanh lần lượt kết nối vào hệ thống EET trong tất cả các giai đoạn. Sau hai giai đoạn đầu cho tới nay chính xác mới chỉ có gần 153 nghìn người kinh doanh thực sự gửi dữ liệu doanh thu vào hệ thống EET, trong khi dự tính ban đầu lên tới con số 300 nghìn- nghĩa là phải gấp hai lần. Những ước tính tương tự cũng đã được đưa ra cho giai đoạn 3 và 4. Nên kỳ vọng thị trường bán máy thu ngân EET tới mười tỉ korun cũng đã thấy là con số trên trời. Và những số liệu ước tính này của cơ quan nhà nước đã là chiếc bánh cho hàng loạt các công ty lớn nhỏ mọc lên như nấm sau mưa để lao vào thị trường hấp dẫn.

Từ cuối năm ngoái, cựu giám đốc hãng nhà nước APIS IT của Croatia Hrvoje Somun đã dự báo diễn biến. “Tại Croatia khi bắt đầu áp dụng EET vào năm 2013 đã có khoảng 320 nhà cung cấp dịch vụ lớn nhỏ. Nhưng hiện nay chưa tới một trăm. Trong TOP 8 hàng đầu đã chiếm gần 90 phần trăm thị phần. Các đối thủ chính chủ yếu là những công ty con của hãng dịch vụ điện thoại di động,” Hrvoje Somun miêu tả.

David Nguyen - Deník
©Vietinfo

 

 

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo