Thế giới

Trừng phạt Nord Stream-2: Mỹ khổ vì ông Putin hiểu luật chơi!

Cập nhật lúc 25-11-2019 14:04:45 (GMT+1)
Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Jim Risch.

 

Khi thời gian Nord Stream-2 về đích đang trừ lùi mà Washington vẫn còn phải chạy đôn chạy đáo để ngăn Nord Stream-2 thông dòng, cho thấy....


Mỹ quyết tìm cách luật hoá việc ngăn chặn Nord Stream-2 thông dòng

Sau khi Đan Mạch cấp phép cho Nord Stream-2 được chạy qua lãnh hải nước mình, Mỹ đã nhận thấy thất bại trong việc thuyết phục các đồng minh loại bỏ dự án đường ống dẫn khí đốt khổng lồ này.

Điều đó không những khiến ngành khí đốt Mỹ không còn cơ hội để có thể tạo ưu thế trước đối thủ Nga tại thị trường khí đốt EU, mà còn báo trước nguy cơ Washington phải đối mặt hậu quả nghiêm trọng khi các đồng minh có chuyển động lệch pha Mỹ.

Vì vậy, dù biết thời gian khí đốt Nga cung cấp cho Châu Âu từ hệ thống đường ống dẫn của Dòng chảy phương Bắc-2 đang trừ lùi, giới chính trị Mỹ vẫn quyết tìm cách buộc nhiều thực thể phải trả giá vì để Nord Stream-2 thông dòng.

Trong nỗ lực được cho là cuối cùng ấy của mình, Washington đã chọn cách luật hoá việc trừng phạt các doanh nghiệp đã tham gia vào dự án Dòng chảy phương Bắc-2,  từ đó tối hiểu hoá lợi ích và tác hiệu của Nord Stream-2, theo RT.

Ban đầu việc luật hoá trừng phạt Nord Stream-2 được thể hiện qua Dự luật An ninh Năng lượng Bảo vệ Châu Âu, mà đã được Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ phê duyệt vào tháng 7/2019, nhưng sau đó bị mắc kẹt trong các rào cản thủ tục.

Vì vậy, "hiện nay các nhà lập pháp Mỹ đang lên kế hoạch đưa ra một loạt trừng phạt đối với các công ty liên quan đến dự án. Điều này đã được đưa vào dự thảo Luật chi tiêu quốc phòng năm 2020", theo Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Jim Risch.

"Rất nhiều công ty đã tham gia Nord Stream-2... Họ sẽ phải trả giá đắt. Tôi nghĩ nếu dự luật trừng phạt được thông qua, các công ty đó sẽ đóng cửa, buộc người Nga sẽ phải tìm cách khác để vận hành Nors tream-2", Sputnik dẫn thuật lời ông Risch.

Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Thượng việc Mỹ còn cho biết là việc đưa các điều khoản trừng phạt Nord Stream-2 vào Dự luật chi tiêu quốc phòng của Mỹ năm 2020 là thể theo thỏa thuận giữa Nhà Trắng, lưỡng viện Quốc hội và Ủy ban liên ngân hàng Mỹ.

Trước đó, vào cuối tháng 10, Thượng nghị sĩ Ted Cruz cũng đã kêu gọi Thượng viện thông qua Dự luật An ninh Năng lượng Bảo vệ Châu Âu, vì thời gian cho việc ngăn chặn một đường ống đe dọa an ninh năng lượng của Mỹ đã cạn.

Rõ ràng, đã có một sự hoảng loạn trong giới chính trị Mỹ khi Nord Stream-2 đang băng băng về đích. Sự việc căng thẳng đến mức Hội đồng Đại Tây Dương phải cảnh báo rằng: "Chỉ còn 3 tháng để giết chết Nord Stream-2".

Nỗi khổ của Mỹ-phương Tây khi đối mặt với một Putin hiểu luật chơi

Theo giới phân tích, dù có luật hoá việc trừng phạt các đơn vị tham gia dự án Nord Stream-2, Washington cũng khó ngăn Nord Stream-2 thông dòng. Thế mới thấy khi khi đối mặt với một Putin hiểu luật chơi, thì Mỹ-phương Tây khổ đến mức nào. 

Thứ nhất, nhà lãnh đạo Nga đã nhận ra sự mâu thuẫn giữa luật chơi của Mỹ với những nguyên lý chung và quy luật phổ biến, từ đó quyết tâm chuyển các dự án đường ống dẫn khí đốt từ tiền khả thi thành khả thi.

 

Tổng thống Putin hiểu rõ luật chơi và kiểu chơi của Mỹ.

1. Khi khi nhu cầu về khí đốt tăng mạnh hơn so với nhu cầu về dầu mỏ và sản phẩm hoá dầu, điều đó chứng tỏ nhiên liệu khi đốt đang dần thay thế nhiên liệu dầu mỏ và sản phẩm hoá dầu. Đây là thể hiện của quy luật cung-cầu.

Vậy nhưng Washington lại quyết tâm ngăn Nord Stream-2 thông dòng. Rõ ràng, giới chính trị Mỹ đã dùng ý chí chủ quan điều chỉnh quy luật khách quan, hạn chế cung để điều chỉnh cầu là trái quy luật.

Phải thấy rằng đây là mấu chốt quan trọng, có tính quyết định nhất trong việc phá rào cản với các dự án đường ống dẫn khí đốt của Nga. Bởi hành động trái quy luật của Mỹ đã tạo động lực cho cả thực thể xây rào và thực thể phá rào.

2. Lợi ích quốc gia là nền tảng tồn tại của nhà nước. Đó là nguyên lý. Tước bỏ lợi ích quốc gia là biến nhà nước thành thực thể chính trị đại diện không hoàn hảo. Và hành động của Mỹ đã đưa các quốc gia hưởng lợi từ Nord Stream-2 vào tình trạng này.

Điều đó thể hiện rõ trong lời nhắc nhở của Thủ tướng Áo Sebastian Kurtz với Mỹ là : “Chúng tôi không gặp vấn đề gì khi mua khí đốt của Mỹ, nhưng khi giá khí đốt của Nga tốt hơn của Mỹ thì Nga hấp dẫn hơn với chúng tôi".

Đây chính là điều khiến các nước đồng minh phớt lờ cảnh báo của Washington, tham gia và bảo vệ dự án Dòng chảy phương Bắc-2, quyết tâm cùng với Nga phá rào cản để Nord Stream-2 có thể thông dòng.

Thứ hai, nhà lãnh đạo Nga đã nhận thấy sự mâu thuẫn của Mỹ khi tham gia cuộc chơi bằng những luật chơi, kiểu chơi kỳ dị, nên tự tin thực hiện đến cùng các nước đi của mình và cuối cùng là làm chủ cuộc chơi. 

1. Mỹ là một tác giả quan trọng trong soạn thảo UNCLOS, nhưng Washington lại từ chối phê chuẩn công ước này, dù Mỹ là "cường quốc về biển" - cả về diện tích thềm lục địa lẫn khả năng khai thác các đại dương để phục vụ cho lợi ích Mỹ.

 

Kiểu chơi kì dị của Mỹ đã giúp cho Nord Stream-2 có thể thông dòng đúng dự kiến.

Đan Mạch đã phê chuẩn UNCLOS nên có nghĩa vụ tuân thủ công ước. Do đó chính phủ Đan Mạch cấp phép cho Nord Stream-2 là bất khả kháng với Mỹ. Vậy nhưng Washington lại mong muốn Copenhagen chặn Nord Stream-2.

Chính sự mâu thuẫn của Mỹ khi tham gia cuộc chơi đã khiến Washington phải gặm nhấm nỗi đau khi Copenhagen không chặn Nord Stream-2, mà đáp ứng kỳ vọng của Moscow về dòng chảy chiến lược này.

2. Mỹ kêu gọi EU không hợp tác với Nga trong Dự án Dòng chảy phương Bắc-2 vì cho rằng nó ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của Châu Âu. Nghĩa là Washington ngăn Nord Stream-2 thông dòng là vì EU.

Vậy nhưng trên tất cả các diễn đàn hay trong các hoạt động đối ngoại của Mỹ thời gian qua, Washington lại cho thấy việc ngăn Nord Stream-2 thông dòng là nhằm giúp Warsaw-Kiev cũng như các thực thể a dua Mỹ và bài Nga.

Có thể nhận diện, chính kiểu chơi kì dị của Washington đã trở thành cơ hội giúp cho Nga có thể kết hợp với EU đẩy nhanh tiến độ Dự án Dòng chảy phương Bắc-2, đưa Nord Stream-2 về đích đúng như dự kiến.

Khi thời gian để Nga cung cấp khi đốt cho Châu Âu qua Dòng chảy phương Bắc-2 đang trừ lùi mà Washington vẫn còn phải chạy đôn chạy đáo để ngăn Nord Stream-2 thông dòng, cho thấy khi đối mặt với một Putin hiểu luật chơi thì giới chính trị Mỹ mệt mỏi như thế nào.

Ngọc Việt
Nguồn: baodatviet.vn

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo