Thế giới

Rộng mở “ô cửa năng lượng” Nga tại châu Á-Thái Bình Dương

Cập nhật lúc 19-08-2010 10:01:22 (GMT+1)

 

"Ô cửa năng lượng" quan trọng nhất đối với Nga ở châu Á-Thái Bình Dương đang được mở rộng. Đã phê duyệt đề án gia tăng công suất của tuyến đường ống dẫn dầu Đông Siberia-Thái Bình Dương đến 50 triệu tấn với triển vọng mở rộng sức bơm dầu đến 80 triệu tấn một năm.


Vốn đã giành được vị thế ưa chuộng trên thị trường Á châu, chẳng mấy chốc nữa dòng dầu mỏ Nga tuôn chảy tới châu lục này sẽ ngày càng dồi dào đầy đặn hơn.  Cùng với  7 trạm bơm dầu hiện có, sẽ bổ sung thêm 5 trạm nữa. Ngoài ra sẽ lắp đặt nhánh đường ống dự trữ  qua sông Angara, Lena và Aldan cũng như khu hồ chứa nước Ust-Ilimsk.

Quá trình từng bước mở rộng  mạng  đường ống dẫn dầu Đông Siberia-Thái Bình Dương  sẽ là bảo đảm cho sự phát triển của toàn bộ hàng loạt khu vực Siberia và Viễn Đông.  Đề án  sẽ là cú hích thúc đẩy phát triển hạ tầng cơ sở hệ thống huyết mạch của nền kinh tế.

Đề án hoành tráng tuyến đường ống dẫn dầu Đông Siberia-Thái Bình Dương được thực thi một cách nhất quán và đúng kế hoạch, - chuyên viên Nga nổi tiếng Aleksandr Pasechnik nêu nhận xét.

"Nhiệm vụ mở rộng xuất khẩu dầu mỏ sang các nước châu Á-Thái Bình Dương hiện nay đang được thực hiện thành công.  Và trong việc thông qua quyết định  không có gì là đột ngột và giật gân.  Đó là sáng kiến có kế hoạch, vì rằng ngay từ thoạt đầu thực thi đề án đã dự trù dòng cung cấp rộng lớn. Trong giai đoạn tiếp theo chúng ta sẽ thấy 80 triệu tấn/năm, như đã hoạch định trong đề án cho triển vọng lâu dài".

Trên hàng đầu hệ thống đường ốn dẫn dầu Đông Siberia-Thái Bình Dương đã được khởi động vào tháng Chạp năm ngoái và nối kết với mỏ khai thác dầu ở Taishet (vùng Irkutsk) với trạm chuyển tải Skovorodino  ở vùng Amursk.  Tiếp theo một phần nguyên liệu được gửi bằng đường sắt đến cảng Kozmino ở vùng Primorski. Bộ phận khác cần cung cấp cho Trung Quốc theo phân nhánh từ tuyến đường ống lớn.

Hệ thống toàn cầu này liên kết các mỏ ở Tây và Đông Siberia với vùng bờ Thái Bình Dương và  đảm bảo đa phương hóa xuất khẩu nhiên liệu năng lượng của Liên bang Nga. Cho đến trước thời gian này, xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt Nga hầu như chỉ định hướng  sang châu Âu. Với việc khai thông đưa tuyến đường ống Đông Siberia-Thái Bình Dương vào hoạt động, Nga đã mở được lối tiến vào thị trường các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi đang là trung tâm tăng trưởng kinh tế của thế giới.

Hôm nay Trung Quốc đang là nhà tiêu thụ dự trữ năng lượng chính ở châu Á-Thái Bình Dương, nhưng chỉ qua thập niên nữa, nhu cầu của nước này về nguyên liệu năng lượng có thể còn tăng gấp đôi. Cả nền kinh tế phát triển sôi nổi của Ấn Độ cũng bộc lộ gia tăng mạnh nhu cầu về nhiên liệu năng lượng. Theo một số công trình nghiên cứu cho thấy, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ đạt tới đỉnh điểm về nhu cầu dầu-khí vào năm 2015. Như vậy, tại khu vực này có đảm bảo nhu cầu bền vững đối với nguồn nhiên liệu năng lượng của Nga. Thêm nữa ở đây  dầu mỏ Nga giành điểm ưu việt cạnh tranh trước sản phẩm của vùng Cận Đông, bởi lợi thế  con đường vận chuyển ngắn hơn.

Mới đây Bắc Kinh đã đề đạt với Matxcơva, yêu cầu giành dầu mỏ để thử đoạn đường ống Trung Quốc vừa lắp đặt xong. Theo hiệp định song phương  ký kết năm 2009, Nga cần tiến đến cung cấp dầu mỏ cho Trung Quốc ở mức 15 triệu tấn/năm.

 

Theo TNNN

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo