Thế giới

Mỹ ám chỉ loại Nga khỏi G8

Cập nhật lúc 22-03-2014 04:57:15 (GMT+1)
Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ nói các lãnh đạo trong G7 có thể sẽ xem xét cơ chế hoạt động mà không có Nga.

 

Nhà Trắng nói rằng thế giới đang đánh giá lại quan hệ với Nga sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea, đồng thời cảnh báo các lãnh đạo G7 có thể sẽ xem xét cơ chế hoạt động của G8 mà không có Nga.


Nhận định này được đưa ra ngay trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama lên đường đến châu Âu nhằm ủng hộ quyết tâm của các đồng minh thực hiện lệnh trừng phạt cứng rắn với Moscow. Ông Obama dự kiến sẽ đến Hà Lan vào ngày 24/3 dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ ba. Các cuộc gặp của Obama với các đối tác trong G7 về việc Nga sáp nhập Crimea sẽ chiếm phần chủ đạo trong chương trình nghị sự của hội nghị.

Bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ, cho biết chuyến đi trong tuần tới của ông Obama nhằm đề cao sự liên minh giữa Mỹ và các đối tác châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Bà Rice nói cả cộng đồng quốc tế đang "nghĩ lại" về quan hệ với Nga sau khi kết nạp Nga vào nền kinh tế toàn cầu và các cơ chế quốc tế kể từ sau Chiến tranh Lạnh, nhưng vẫn trông đợi Nga sẽ tuân theo các luật lệ chung.

Diễn biến ở Ukraine đang khiến các nước cũng như người dân ở châu Âu và cộng đồng quốc tế, và tất nhiên cả Mỹ, phải xem xét lại, điều này có nghĩa gì và ẩn ý đằng sau là gì?, bà Rice nhấn mạnh. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cũng nói rằng nước này hoài nghi cam đoan của Nga về việc quân đội tiến đến biên giới Ukraine chỉ là diễn tập.

Bà Rice nói rằng hợp tác giữa Washington và các đồng minh ở châu Âu rất mạnh và còn bóng gió rằng cuộc họp của nhóm G7 sẽ bao gồm thảo luận về việc có duy trì nhóm G8 hay không, tức là bao gồm cả Nga hay không.

Rõ ràng, cuộc gặp của G7 sẽ là cơ hội để làm sâu sắc hơn và tiếp tục mục tiêu đó, thậm chí là cơ hội để bàn xem làm thế nào chúng ta thúc đẩy hỗ trợ cho người dân và chính phủ Ukraine, xem xét cách tốt nhất để cơ chế G8/G7 tiếp tục hoạt động, bà Rice nói.

Tổng thống Mỹ Obama hôm 20/3 tuyên bố lệnh trừng phạt mới và đe dọa sẽ nhắm vào các khu vực chủ chốt của kinh tế Nga. Một nhà phân tích cho rằng Obama cũng sẽ thúc ép các đối tác châu Âu gia tăng sức ép với Putin.

Các lệnh trừng phạt này sẽ rất khó khăn và đau đớn", Heather Conley làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và các vấn đề quốc tế, nhận định. "Đây là lý do vì sao Mỹ phải làm việc cật lực để thuyết phục những người còn lưỡng lự, ba đồng minh mạnh nhất ở châu Âu là Đức, Pháp và Anh, rằng họ cần phải đặt lợi ích kinh tế sang một bên.

Hôm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh cuối cùng, hoàn tất quy trình sáp nhập bán đảo Crimea vào nước này, bất chấp sự phản đối của các lãnh đạo phương Tây.

Nguồn: Khánh Linh/vnexpress

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo