Thế giới

Châu Âu có thể trở lại các quốc gia riêng rẽ

Cập nhật lúc 02-02-2016 03:54:07 (GMT+1)

 

Dưới sức ép của nạn khủng bố ngay trong lòng, một cuộc khủng hoảng di dân khổng lồ chưa từng thấy ở Châu Âu từ Đệ nhị Thế chiến, nợ chính phủ gây tê liệt, một nước Nga đột nhiên hung hăng vẽ lại các đường biên và những chia rẽ ngày càng lớn giữa những người châu Âu với nhau, cảm giác về sự bền vững dường như đang tan biến nhanh. Liên hiệp Châu Âu dường như đang vỡ thành từng mảnh và một số người đang soạn sẵn tin buồn.


Một cuộc trưng cầu có phần chắc sẽ diễn ra năm nay ở Anh về việc có ở lại trong EU hay không có thể dẫn đến việc một trong những thành viên giàu mạnh nhất khối ra đi. Điều đó sẽ làm cho khối liên hiệp đang suy yếu bị Đức và Pháp cầm trịch nhiều hơn trong khi chính quan hệ song phương hai nước đang gặp căng thẳng và cả hai đều không nhận được cảm tình từ những nước châu Âu nhỏ hơn.

Hệ thống Schengen về đi lại miễn visa trong phần lớn châu Âu được ca ngợi giờ đây bị hoài nghi vì một loạt nước thực hiện có hành động tùy tiện áp đặt việc kiểm soát biên giới và dựng lên hàng rào khi các kế hoạch của EU không chặn được dòng người di cư và tị nạn đến từ Trung Đông và Châu Phi.

Tuần trước, các lãnh đạo Liên hiệp Châu Âu đã tiến sát hơn tới việc chấp nhận khi vực biên giới mơ Schengen có thể đình chỉ hoạt động tới 2 năm.

Cựu Ngoại trưởng Anh David Miliband nói vẫn còn quá sớm để nói về sự chấm dứt của Liên hiệp Châu Âu.

Cựu Ngoại trưởng Anh David Miliband nói vẫn còn quá sớm để nói về sự chấm dứt của Liên hiệp Châu Âu.

Trả lời BBC hồi tuần trước liệu cuộc khủng hoảng di dân có dẫn đến kết liễu Liên hiệp Châu Âu không, cựu Ngoại trưởng Vương quốc Anh David Miliband nói: “Tôi nghĩ còn quá sớm để nói về sự chấm dứt của Liên hiệp Châu Âu”, song ông cũng lưu ý rằng trừ khi có một tiến trình hòa bình hiệu quả bên trong Syria, đó sẽ vẫn là một cuộc khủng hoảng không có hồi kết đối với châu Âu.

Tinh thần dân tộc chủ nghĩa dân túy đã gia tăng mạnh, hầu hết thể hiện ở Trung Âu, nơi chính phủ các nước của nhóm Visegrad gồm Hungary, Ba Lan, Slovakia, Cộng hòa Séc chỉ trích mạnh mẽ chính sách nhập cư của EU. Họ cũng chống đối nhất với kế hoạch của Ủy ban Châu Âu nhằm phân bổ người xin tị nạn khắp 28 nước thành viên.

Một thỏa thuận của EU về tái định cư 160.000 người tị nạn chủ yếu từ Italy và Hy Lạp đã không thể chốt lại được hồi tháng 12 vừa qua do chống đối chủ yếu của Trung Âu. Đến cuối năm 2015, chỉ có 272 người tị nạn được tái định cư.

Các nhà lãnh đạo Trung Âu cho rằng các di dân không đáng được tiếp nhận. Họ lập luận rằng những người xin tị nạn sẽ thay đổi các tập quán quốc gia và không thể hòa nhập. Họ phản bác đa văn hóa.

Một thế hệ các nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa dân túy ở Trung Âu đã khai thác cuộc khủng hoảng di dân, dùng nó để thúc đẩy hơn nữa các quan điểm hoài nghi về Liên hiệp châu Âu. Sự chống đối của họ đối với việc hội nhập chính trị hơn nữa với phần còn lại của châu Âu và sự thách thức của họ dành cho Brussels liên quan đến việc củng cố và tập trung hóa các quyền lực của chính phủ đã làm nổ ra một loạt các vụ đối đầu với Ủy ban Châu Âu.

Ở Ba Lan, từ tháng 11 năm ngoái, chính phủ mới của Đảng Luật pháp và Công lý (PiS) đã nhanh chóng sa thải những người đứng đầu các cơ quan an ninh và tình báo, giới hạn quyền của tòa bảo hiển. Cũng như ở Hungary, đảng PiS của Ba Lan nhanh chóng khuất phục báo chí nhà nước, bổ nhiểm những người trung thành giám sát những người đưa tin trên phát thanh truyền hình, biến họ thành những người phát ngôn cho chính phủ.

Ủy ban Châu Âu cho rằng những thay đổi này phá vỡ các chuẩn mực của EU về quản trị và làm suy yếu sự cân bằng và kiểm soát bảo đảm dân chủ.

Nguồn: VOA

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo