Séc-Slovakia

Việt Nam: Cơ hội xuất khẩu độc đáo cho các công ty Séc

Cập nhật lúc 15-10-2019 15:55:15 (GMT+1)
Ảnh minh họa. FOTO - Pixabay

 

Trong tháng Mười ngành lập pháp Cộng hòa Séc sẽ xem xét phê chuẩn Thỏa thuận về bảo vệ đầu tư giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam. Các chính phủ kỳ vọng cùng với Hiệp định thương mại sẽ góp phần tự do hóa môi trường đầu tư và tăng cường hợp tác kinh tế với Việt Nam.


Cho tới nay các công ty Séc đã tham gia tại Việt Nam vào 34 dự án với tổng mức đầu tư 90 triệu Mỹ kim. Chủ yếu vẫn là đầu tư vào lĩnh vực tài chính và sản xuất công nghiệp. Theo chính phủ Séc, cả du lịch cũng mở ra cơ hội mới.

Thỏa thuận mà đã được ký hồi cuối tháng Sáu tại Lucemburg và Hà Nội, nhằm bảo đảm nâng cao bảo vệ đầu tư. Nhưng đồng thời cũng chú ý tới bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sống. Trong trường hợp xảy ra bất đồng, và nếu như không thể giải quyết bằng thỏa hiệp thân thiện, sẽ được giải quyết bằng tòa án đầu tư được thành lập với đại diện EU, Việt Nam và quốc gia khác. "Thỏa thuận sẽ bảo đảm, để các nhà đầu tư từ EU và đầu tư của họ ở Việt Nam được đối xử bình đẳng và công bằng, để sao cho không xảy ra phân biệt đối xử so với các nhà đầu tư Việt Nam," chính phủ Séc thông báo.

Phó chủ tịch Ủy ban Quốc hội các vấn đề châu Âu Jiří Valenta (KSČM) cho rằng không chỉ Việt Nam mà cả EU và CH Séc đều mong mỏi kinh doanh được bảo vệ và cả hai bên cùng có lợi. Nghị sĩ Jiří Valenta khẳng định, rằng trước xu hướng các thị trường ngày càng trở nên bão hòa, thì với nền kinh tế Séc theo định hướng xuất khẩu Việt Nam mở ra cơ hội độc đáo. "Vì những định kiến bảo thủ hay có thể cả vì định kiến ý thức hệ nhiều doanh nhân của chúng ta bị tụt hậu. Thỏa thuận về bảo vệ đầu tư sẽ góp phần cải thiện đáng kể cán cân ngoại thương quá mức chênh lệch giữa chúng ta với Việt Nam và giải tỏa những hoài nghi mà nhiều khi là vô căn cứ," Jiří Valenta  bình luận với nhật báo Haló Noviny.

Phó chủ tịch Ủy ban Quốc hội các vấn đề châu Âu Jiří Valenta (KSČM) 

Tôi có thể nêu thêm thuận lợi khác nữa về kinh tế cho các nhà xuất khẩu chúng ta, là hạ tầng còn phát triển rất kém của Việt Nam về giao thông, y tế và môi trường, lĩnh vực có thể tiêu thụ rất tốt hàng hóa và công nghệ của chúng ta. Trong trường hợp các công ty Séc nội địa hóa trực tiếp tại Việt Nam có thuận lợi lớn về chi phí lao động thấp so với ví dụ cả nước láng giềng Trung Quốc. Trái lại, về bất lợi chúng ta có thể nói đến là người lao động có trình độ thấp kém và cả sức cạnh tranh đáng kể của các sản phẩm châu Á," Jiří Valenta  nhấn mạnh.

Thỏa thuận có thể trở thành yếu tố thúc đẩy

Thỏa thuận bắt đầu có hiệu lực sau khi tất cả các quốc gia thành viên EU và cả Nghị viện châu Âu phê chuẩn. Tại CH Séc, nó phải được cả hai nghị viện tán thành và tổng thống ký phê chuẩn. Thỏa thuận mới này sẽ thay thế cho hiệp định song phương về hỗ trợ và bảo vệ đầu tư tương hỗ giữa Việt Nam và CH Séc từ năm 1997.  

"Vào thời kỳ khi mà các hãng sản xuất trên thế giới tranh giành mãnh liệt từng mẩu thị trường, sẽ là sai lầm vô cùng tai hại nếu nền kinh tế thiên về xuất khẩu của chúng ta phớt lờ những gì mà chính Việt Nam mời chào chúng ta. Thỏa thuận về bảo vệ đầu tư có thể trở thành yếu tố khuyến khích và thúc đẩy đối với chúng ta. Vì những lí do tôi đã nêu, thì không thể phủ quyết hay cản trở bằng bất kỳ hình thức nào quá trình phê chuẩn thỏa thuận này tại Quốc hội," nghị sĩ cộng sản tuyên bố.

Theo các số liệu của chính phủ Séc cán cân thương mại của Séc với Việt Nam nhiều năm liên tục mất cân đối. Trong năm 2017 Séc xuất khẩu sang Việt Nam lượng hàng hóa trị giá 109 triệu USD. Trong chiều ngược lại hàng hóa từ Việt Nam vào Séc đạt 913,9 triệu USD. Trên phương diện xuất nhập khẩu, Việt Nam chiếm tỉ trọng 0,06 phần trăm xuất khẩu của Séc, trong khi từ Việt Nam chiếm 0,55 phần trăm nhập khẩu của Séc.

David Nguyen - Haló Noviny
©Vietinfo.eu

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo