Séc-Slovakia

Vì Trịnh Xuân Thanh Slovakia tiếp tục đe dọa Việt Nam. Những tình tiết ngày càng tỉ mỉ

Cập nhật lúc 20-10-2018 14:56:10 (GMT+1)
Ảnh minh họa. Trịnh Xuân Thanh

 

Liên quan tới cáo buộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và đưa về nước bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia cho mượn, thấy rõ lập trường chính quyền Slovakia tiếp tục leo thang gây sức ép với Việt Nam để biết sự thật. Mới nhất là khả năng đóng băng quan hệ ngoại giao.


Ngày 19.10.2018 báo Sự thật ở Slovakia đưa tin, tuyên bố với hãng thông tấn TASR, phát ngôn viên bộ Ngoại giao và các vấn đề châu Âu Boris Gandel phản ứng với đề nghị của đảng đối lập SaS đòi Ngoại trưởng Miroslav Lajčák (đại diện cho Smeru-SD) đuổi đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHXHCN Việt Nam Dương Trọng Minh, cho biết nếu như Hà Nội tiếp tục giữ im lặng và không giải thích một cách đáng tin cậy, là đã đưa công dân của mình bị bắt cóc ở Berlin về tới Việt Nam như thế nào, thì quan hệ song phương sẽ bị Slovakia đóng băng.

Boris Gandel cho biết thêm, là "tối hậu thư" mà Ngoại trưởng Miroslav Lajčák đưa ra cho người đồng nhiệm Việt Nam bên lề hội nghị Đại Hội đồng LHQ ở New York cho tới nay vẫn chưa có hồi âm: "Slovakia là quốc gia đàng hoàng và sẽ thực hiện những biện pháp ngoại giao mãnh liệt đối với phía Việt Nam vào thời điểm, khi mà những nghi vấn nghiêm trọng mà hiện nay phía Việt Nam đang phải đối mặt được khẳng định chính thức đầy đủ."

SaS yêu cầu Miroslav Lajčák giảm cấp cơ quan đại diện nhà nước CHXHCN Việt Nam ở Slovakia xuống mức không có đại sứ.

"Chính phủ Việt Nam đã lợi dụng thô bạo Slovakia khi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, bằng cách sử dụng lãnh thổ nước ta và thậm chí cả chuyên cơ của chính phủ Slovakia để đưa người này. Vì chính phủ Việt Nam không thể giải thích, là đã đưa Trịnh Xuân Thanh từ Đức về Việt Nam như thế nào, thông qua đại sứ của mình lừa dối có hệ thống chính phủ và cả xã hội Slovakia, vì từ chối nhận trách nhiệm vụ bắt cóc," nghị sĩ Quốc hội Slovakia của SaS Martin Klus tuyên bố.

Nhiều tình tiết bắt đầu được mô tả tỉ mỉ

Trong số ra cùng ngày, nhật báo Denník N sau khi đưa tin Trịnh Xuân Thanh có thể đã được nhét cho cuốn hộ chiếu phổ thông mang tên Lưu Trung Việt sinh ngày 02.09.1968 và không có thị thực Schengen hợp lệ, còn tiếp tục mô tả diễn biến tiếp theo.

Sau khi phát hiện hộ chiếu mang tên Lưu Trung Việt không có thị thực Schgengen hợp lệ, sĩ quan cảnh sát Róberta S. đã lập tức gọi điện cho phó giám đốc thứ nhất Ủy ban biên giới và cảnh sát biên phòng để thông báo sự việc. Được cấp trên đề xuất viết yêu cầu bằng văn bản qui chế ngoại lệ cho việc xuất nhập cảnh lãnh thổ Schengen và Róberta S. đã thực hiện.

"Trong cuộc điện đàm cấp trên đã thông báo đồng ý cấp ngoại lệ về điều kiện xuất cảnh, và sau đó cả xác nhận và vấn đề đó đã được giải quyết." Theo cảnh sát hình thức xử lý như vậy chỉ có thể thực hiện với sự đồng ý của Ủy ban biên giới và cảnh sát biên phòng. "Thực hiện kiểm tra xuất cảnh biên giới mà thiếu biện pháp này là vi phạm qui định và luật lệ châu Âu. Khi phái đoàn chính phủ cất cánh bằng chuyến bay của bộ Nội vụ, được đánh dấu là chuyến bay nhà nước quan trọng, không thể thực hiện bằng hình thức khác," nhân viên cảnh sát nói.

Có ba lí do cho phép ngoại lệ- nhân đạo, quyền lợi nhà nước hay vì những cam kết quốc tế.

Róberta S. ngay sau đó gửi đề nghị bằng fax tới Ủy ban và cũng nhận được sự đồng ý bằng fax. Tất cả các chứng từ sau đó còn được xác minh lại trong hệ thống của bộ Nội vụ mà không phát hiện thấy gì nghi vấn nên phái đoan được phép lên máy bay. Những người Việt Nam đã phải chờ tại sân bay khoảng mười phút.

Denník N cũng cung cấp tỉ mỉ hơn lời khai của các nhân chứng, mà trước đó như đã biết căn cứ vào đó Viện Công tố Bratislava đã quyết định khởi tố vụ án. Người thứ nhất là chuyên viên kỹ thuật chất nổ Marián M. "Từ chiếc xe cảnh sát hiệu Caravelle đi cuối cùng ba người đi xuống. Hai người hai bên và một ở giữa, như là hộ tống và họ đi đến máy bay." Theo Marián M. người ở giữa có "những vệt xước mới, mảng đỏ, như bị tát, cái mầu như thế." Người Việt Nam này khoảng 30 đến 50 tuổi.

Marián M. không vào trong máy bay, vì đã cho người Việt Nam mượn và coi việc đó như đặt chân lên lãnh thổ quốc gia khác. Có nghe đồng nghiệp nào đó nói, là cái người được giữ, hình như bị ngã, nhưng không nhớ ai đã nói. Marián M. không nhận dạng được Trịnh Xuân Thanh qua ảnh, bởi với anh ta tất cả trong giống nhau.

Cả cảnh sát bảo vệ Ľuboš F. cũng nói về một hành khách say rượu. Nhân viên này có nhiệm vụ bảo vệ phái đoàn trước khách sạn Bôrik và cả ở sân bay. Khi đoàn xe bay sang Moscow tới sân bay, để ý thấy có thêm một chiếc xe thùng. Người Việt Nam đề nghị như thế, bởi vì chỉ có bốn người tới cuộc họp, nhưng mười hai người cất cánh. "Từ chiếc xe cuối cùng, cái xe thùng ấy, ba người Việt Nam bước ra, hai người hai bên người thứ ba ở giữa. Khi một người trong số họ nhận thấy là bị để ý, chỉ vào người ở giữa và dùng tay ra hiệu nâng cốc, rằng say khướt."

Theo nhân viên cảnh sát, thì người này không bị còng tay, không kêu cứu và tự đi vào máy bay. Ľuboš F. cũng để ý thấy là người này "có những vết bầm, xước trên mặt", nhưng không đến mức máu me đầm đìa. "Đầu cúi gục và thụ động với hai người kia, không chống cự, bước đi giữa họ". Ľuboš F. cũng cảm thấy lạ, là tại sao có thể kịp say xỉn đến như vậy trong bữa trưa ngắn ngủi chưa đầy 40 phút. Ľuboš F.  cảm thấy là người này trông giống ảnh Trịnh Xuân Thanh.

Hai lời khai này được khẳng định bởi lời khai của vệ sĩ thứ ba Martin K. Cũng nhìn thấy hai dìu một để khỏi ngã. Tất cả là người châu Á. Rằng "trước khi rời khách sạn Bôrik có nghe ai đó nói nhưng không nhớ là ai, rằng một bộ phận phái đoàn một ngày trước đó đã nhậu trong thành phố và một người say bí tỉ, được được giúp đưa lên xe, "họ đi chậm, chân không kéo lê, và tỉnh".

Người lái chiếc xe thùng là Michal C. Là người duy nhất trong đội bảo vệ mà khi thẩm vấn đã không còn trong ngành cảnh sát, thì cho biết không để ý thấy có gì nghi vấn. Mặc dù vậy, một số cảnh sát cho biết là Michal C. nói với họ về chuyện say rượu.

"Sau đó trong cơ quan bắt đầu lan truyền chuyện hành lang, là Michal C. chở người nào đó bị thương. Michal C. có hỏi họ chuyện gì xảy ra với anh ta, câu trả lời là "nốc nhiều" và ngã ở cầu thang," Jan H. trưởng nhóm cảnh sát hộ tống, nói.  Bản thân Jan H. cũng không thấy có gì khả nghi, cũng như chuyện phải chờ ra sao vì có thành viên phái đoàn giấy tờ không khớp.

Một tài xế khác là Igor M. cũng không thấy có gì bất thường, nhưng khi ở sân bay và chờ máy bay cất cánh, thì đội bảo vệ như thường lệ vẫn trò chuyện. Và lần này cũng vậy. "Trong một câu, Michal C. có nói là chở người Việt Nam say xỉn." Nhưng Michal C. lại nói không để ý xem ai lên xe mình, vì là tài xế không cần quan tâm và đó là chuyện của bộ phận khác. Michal C. nói, từ vị trí lái không nhìn được phía sau và quay lại nhìn khách là bất lịch sự, nếu tự họ không lên tiếng trước.

Cả nhân viên điều phối Jaroslav H. có nhiệm vụ giám sát địa hình, ví dụ như tìm chất nổ, cũng nhận thấy trước khách sạn Bôrik có gì đó không bình thường. Jaroslav H. cho biết trước khi phái đoàn tới cạnh khách sạn rất nhiều xe và nhiều người Việt bước xuống. Nhưng trong một chiếc xe thùng nhiều người thì tất cả ngồi tại chỗ. Theo Jaroslav H. biểu hiện này khác hoàn toàn với những xe khác, nên quyết định tìm hiểu. Vì không biết tiếng Anh, nên đề nghị "ai đó trong ban tổ chức sự kiện" hỗ trợ.

Tạm thời cảnh sát chưa xác định được người đó là ai và điều tra vẫn đang tiếp tục. Nhưng người này đã cùng nhân viên cảnh sát Jaroslav H. tới chiếc xe thùng để hỏi. Câu trả lời mà Jaroslav H. nhận được là "tất cả là người trong phái đoàn và không có gì phải lo ngại". Vì thế Jaroslav H. cho rằng nhiệm vụ của mình như vậy đã hoàn thành.

David Nguyen- Pravda. Denník N

©Vietinfo.eu

(Còn tiếp: Vai trò của Lê Hồng Quang)

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo