Séc-Slovakia

Trục xuất người Việt - Thoả thuận liên chính phủ hay luật Séc, cái gì cao hơn?

Cập nhật lúc 13-05-2009 00:00:00 (GMT+1)
Lê Kim Thanh bị trục xuất

 

Như chúng tôi đã đưa tin về nhiều trường hợp cảnh sát ngoại kiều trục xuất trái phép người Việt Nam ra khỏi lãnh thổ CH Séc và lộng quyền lạm dụng thoả thuận liên chính phủ giữa Việt Nam và CH Sé, ví dụ theo lưu ý của văn phòng luật sư Marek Sedlák và các cộng sự. Cả Hội Séc-Việt cũng cho rằng biện pháp như vậy là phân biệt đối xử với người Việt Nam trong vấn đề trục xuất. Cảnh sát cực lực phủ nhận mọi sai phạm. Tuần rồi, kênh truyền hình nhà nước ČT phát phóng sự về đề tài này.


Trường hợp người ngoại quốc bị cảnh sát ngoại kiều ra quyết định trục xuất và đệ đơn kiện lên toà chống lại quyết định trục xuất. Theo luật ngoại kiều, thì đó là thời điểm mà cảnh sát phải đợi toà án ra phán quyết cuối cùng và có hiệu lực, tới thời điểm đó không được đẩy bất kỳ ai ra khỏi biên giới. „Đưa một ai đó ra khỏi biên giới trái với ý nguyện của người đó vào thời điểm không có bất cứ cơ sở pháp lí nào, thì đó là tội phạm rất nghiêm trọng,“ luật sư Marek Sedlák tuyên bố.

 Theo Hội Séc-Việt, cơ quan nhà nước đối với người Việt Nam trong vấn đề trục xuất đã có thái độ phân biệt đối xử. Cảnh sát ngoại kiều kịch liệt phủ nhận điều này. Rằng các thanh tra cảnh sát phán xét về số phận của những người Việt Nam căn cứ vào thoả thuận liên chính phủ đã có giá trị hơn một năm nay giữa Việt Nam và CH Séc. Và thoả thuận này thì không tính đến khả năng trì hoãn trục xuất vì người Việt Nam tự vệ ra toà. Mặc dù luật pháp của CH Séc nói hoàn toàn khác. "Cảnh sát ngoại kiều nên giải quyết các trường hợp này nhậy cảm hơn,“ cô Lucie Sedláková từ Tổ chức quốc tế về vấn đề di trú nhận xét.

 Nhưng viên trùm cảnh sát ngoại kiều CH Séc, đại tá Vladislav Husák thì khẳng định, rằng nếu như có ai đó đâm đơn kiện lại quyết định trục xuất, thì đó là quyền của người ấy song nó không liên quan gì đến công tác và trách nhiệm của cảnh sát ngoại kiều. Nhưng cách hiểu luật như vậy của cảnh sát bị nhiều luật sư cho rằng nó đã vượt ra ngoài ranh giới pháp luật. Theo khẳng định của ông Pavel Čižinský từ tổ chức Cố vấn cho công dân, quyền công dân và nhân quyền, thì "Các cơ quan công quyền Séc phải tuân thủ luật pháp của CH Séc. Những thoả thuận liên chính phủ không cho CH Séc cái thứ quyền đặc biệt nào, ví như trục xuất người ngoại quốc.“

 Chủ tịch Hội Séc-Việt Marcel Winter trong thông cáo báo chí của mình khẳng định, rằng các biện pháp mà cảnh sát ngoại kiều đang áp dụng đặc biệt với người Việt Nam làm tổn hại quyền lợi của công dân Việt Nam. Đồng thời ông Marcel Winter còn yêu cầu cảnh sát ngoại kiều tuân thủ pháp luật và sửa sai. "Tôi chẳng nhìn thấy ở đó có vấn đề gì cần phải sửa chữa cả,“ Cục trưởng cảnh sát ngoại kiều Husák nói cương quyết.

David Nguyen

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo