Séc-Slovakia

Séc: Tệ nạn ăn cắp trong cửa hàng- những con số bất ngờ

Cập nhật lúc 20-03-2019 12:48:29 (GMT+1)
Ảnh minh họa

 

Từ lâu Séc đã mang tiếng là quốc gia có tình trạng trộm cắp trong cửa hàng trầm trọng nhất EU. Chắc khi nói đến vấn đề ai cũng nghĩ ngay tới khách hàng trộm cắp. Nhưng thực tế không hẳn như vậy.


Các cửa hiệu từ lớn đến nhỏ đã đầu tư không nhỏ vào công nghệ bảo vệ ngày càng tinh vi, nhưng tình trạng mất mát hàng hóa vẫn diễn ra. Thế nhưng các số liệu thống kê cho thấy thực trạng tương đối bất ngờ, rằng thiệt hại không chỉ do kẻ trộm gây ra, mà chính nhân viên cũng góp phần không nhỏ, thậm chí nhiều nhất.

Chủ yếu các siêu thị lớn phải đau đầu nhất với tình trạng hàng hóa bị mất cắp. Thế nhưng kẻ trộm chỉ gây ra khoảng 38 phần trăm thiệt hại, còn chính nhân viên mới "mạnh tay" nhất khi gây thiệt hại chủ chủ tới 39 phần trăm. Đứng thứ ba là thiệt hại trong khuôn khổ gọi là thất thoát trong mạng lưới các nhà cung cấp, chiếm khoảng 7 phần trăm.

"Chúng tôi còn phân biệt trộm cắp theo phương diện tính tổ chức hay tình cờ đột xuất của nó. Về trộm cắp có tổ chức đa số dính líu tới nhân viên, có hiểu biết nhất định về các thủ tục nội bộ và vì thế mức độ thiệt hại thường lớn hơn," Michal Cícer, trưởng ban bảo vệ của một trong những công ty vệ sĩ lớn nhất ở Séc chuyên bảo vệ các trung tâm thương mại lớn, cho biết.

Trái lại, trộm cắp không có tổ chức, thực hiện theo ngẫu hứng theo tình thế gây thiệt hại, nhưng số lượng và hình thức nhiều và phong phú hơn.

Phần lớn các chủ cửa hàng thận trọng và sẵn sàng đối phó với kẻ trộm từ bên ngoài, nhưng thất thoát thiệt hại lớn chủ yếu phát sinh từ trong nội bộ.

Mức độ thiệt hại do mất mát hàng hóa vẫn rất cao. Ngoài trộm vặt, nỗi lo sợ còn từ những nhóm trộm cắp có tổ chức. "Nhiều cửa hàng lớn phải hứng chịu những cuộc càn quét như vậy và trong một giờ có thể gây thiệt hại tới hàng trăm nghìn korun. Thường là những băng nhóm tổ chức hoàn hảo, trộm cắp theo đơn đặt hàng, có trang bị tốt chống lại thiết bị an ninh," Michal Cícer bổ xung.

DN- tn.cz

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo