Séc-Slovakia

Séc: Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty muốn nhập nhân công từ các nước thứ ba

Cập nhật lúc 11-11-2017 13:14:46 (GMT+1)
Ảnh: Internet

 

Bộ Ngoại giao đã nghe thấy yêu cầu nhân lực của các công ty Séc và chuẩn bị chương trình ưu tiên nhập khẩu lao động từ Việt Nam, Mông Cổ và Uzbekistan. Nhưng có điểm mới, là lượng lao động này sẽ nằm trong giới hạn quota.


“Những nhà sử dụng lao động cần người cho một phần tư triệu vị trí còn trống,” Miroslav Diro từ Phòng Kinh tế CH Séc cho biết. Hệ thống ưu tiên mới sẽ sao chép mô hình “qui chế Ukraine” đã áp dụng từ năm ngoái, cho phép các nhà sử dụng lao động đưa công nhân mà họ đã lựa chọn sang Séc. Tạm thời qui chế này đã được phân phối 12,5 nghìn vị trí làm việc và khoảng một phần ba đã tới nhà máy.

Thực tế này, cho tới tháng Tám năm ngoái khi dự án thử nghiệm được khởi động, là không thể xảy ra. Nguyên nhân là hệ thống đăng ký Visapoint đặt chỗ trực tuyến, mà như đã biết trở thành mục tiêu chỉ trích vì cáo buộc bị lợi dụng và hối lộ mua bán lịch hẹn nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện Séc ở một số quốc gia như Việt Nam, Ukraine. Chỉ những người chấp nhận trả tiền cho môi giới mới có được lịch hẹn.

Nay hệ thống Visapoint đã ngừng hoạt động. Theo bộ Ngoại giao, thì nguyên nhân là hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ AbsolutNET đã kết thúc và từ ngày 27.11 chuyển sang hình thức đăng ký đặt chỗ qua e-mail, điện thoại. Tại Hà Nội và Lvov sẽ tiếp tục tồn tại hình thức người xếp hàng, nhưng dĩ nhiên chỉ tiếp nhận số lượng hạn chế. Trong khi đó, sẽ chuẩn bị áp dụng qui chế ưu tiên nhập khẩu thêm cho ba quốc gia nói trên.

“Chúng tôi sẽ giới thiệu trong vòng vài tháng tới, luật bổ xung của chúng tôi cần phải được chính phủ mới thông qua,” thứ trưởng Ngoại giao phụ trách khu vực pháp lý và lãnh sự Martin Smolek cho biết.

Theo đề xuất, tuyệt đại đa số những người có nhu cầu thẻ lao động sẽ đến được Séc qua “qui chế Ukraine”, bộ phận nhỏ còn lại, ước tính khoảng 5 phần trăm sẽ phải thông qua hình thức đăng ký bằng điện thoại, e-mail. “Đây là đang nói về giấy phép cư trú vì mục đích lao động cho người có trình độ phổ thông và trung cấp, mà các công ty hiện nay đang rất cần,” Martin Smolek giải thích.

Nhân lực ngoại không phải là cứu tinh

Nếu hiện nay khả năng tiếp nhận đơn phụ thuộc vào số lượng nhân viên lãnh sự, thì trong tương lai sẽ khống chế bằng quota. Hạn ngạch cho qui chế Ukraine đang thực hiện mỗi năm là 12.600 người. Bộ Ngoại giao đề xuất quota cho ba quốc gia mới căn cứ theo số lượng từ năm cũ và mỗi năm chính phủ sẽ quyết định mức hạn ngạch mới. Trong thực tế, nhân công từ Việt Nam, Uzbekistan, Mông Cổ hay cả Ukraine không phải là cứu tinh cho nền kinh tế Séc- năm ngoái tổng số thẻ lao động được cấp cho 3096 người, trong ba quí đầu năm nay cấp hơn 6 nghìn. Hơn nữa các công ty than phiền, là tuyển người qua qui chế Ukraine tương đối mất thời gian. “Chúng tôi ủng hộ thúc đẩy nhanh chóng qui chế ưu tiên cho nhân công nước ngoài, nhưng chúng tôi không tán thành hạn ngạch quá chặt chẽ. Ví dụ qui chế Ukraine mặc dù hạn chế được “buôn bán” thị thực, nhưng toàn bộ thủ tục giải quyết kéo dài tới nửa năm,” nữ phát ngôn viện Hiệp hội Công nghiệp CH Séc Eva Veličková nói.

Khẩn trương hóa- nhưng phải làm từ từ

Những ý kiến chỉ trích chế độ khẩn trương lo ngại, là sẽ sang Séc quá đông người ngoại quốc mà trong thời kỳ suy thoái kinh tế sẽ lấy mất chỗ làm của người Séc, hay ở lại làm chui. “Hiện nay tự họ có nghĩa vụ hồi hương, khi quyền cư trú hết hạn. Nhưng khi bước vào các khu vực nhạy cảm, thì ít nhiều chúng ta cũng cần đòi hỏi trách nhiệm các công ty khi chọn người,” Martin Smolek thú nhận.

Hệ thống Visapoint vận hành từ năm 2009 tại 37 quốc gia, nhưng tại Việt Nam thì cũng như đường dây điện thoại Visapoint liên tục bất động vì quá tải. Cảnh sát cũng không thể tìm được nguyên nhân. “Theo tin mà các nhân viên lãnh sự nghe được, thì hình như có chuyện thuê công ty ở Ấn Độ, nơi mà hai chục nhân viên 24 giờ trong ngày chỉ ngồi kích chuột để chiếm tất cả chỗ trong Visapoint,” Martin Smolek phán đoán.

David Nguyen- Mf Dnes
©Vietinfo

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo