Séc-Slovakia

Séc: Chủ tịch Thượng viện thăm chính thức Đài Loan

Cập nhật lúc 28-08-2020 17:46:30 (GMT+1)
Chủ tịch Thượng nghị viện Miloš Vystrčil (ODS). Foto: ČTK

 

Từ 30 tháng Tám đến 05 tháng Chín 2020 chủ tịch Thượng nghị viện Miloš Vystrčil (ODS), chính khách cao cấp thứ hai của Cộng hòa Séc, thực hiện chuyến thăm và làm việc chính thức tới Đài Loan, bất chấp thái độ phản đối từ tổng thống Miloš Zeman hay thủ tướng Andrej Babiš (ANO)


Phát biểu trong họp báo tổ chức trước chuyến đi, Miloš Vystrčil tuyên bố mục đích chính là thúc đẩy đầu tư từ Đài Loan, hợp tác hàn lâm nhưng đồng thời còn là nỗ lực chứng minh, rằng Séc là nhà nước chủ quyền có thể thiết lập quan hệ ngoại giao với với các nước khác và không để bị bất kỳ ai đe dọa. “Chúng tôi sẽ hợp tác với tất cả các nhà nước dân chủ bất chấp điều đó có ai mong muốn hay không,” chủ tịch Thượng viện nhấn mạnh.

Như đã biết và cũng theo thông lệ, Trung Quốc lên án và đe dọa tất cả những ai quan hệ với Đài Loan, đảo quốc mà Cộng sản Trung Quốc coi là vùng lãnh thổ li khai của mình, nên dĩ nhiên vô cùng tức tối với kế hoạch của chuyến đi của chủ tịch Thượng viện Séc cũng như đã hung hăng buông nhiều luận điệu hăm dọa trả thù trắng trợn, rằng các công ty Séc sẽ phải trả giá đắt.

Quan điểm từ phủ tổng thống thì cho rằng chuyến thắm chính thức của chủ tịch Thượng viện là đi ngược lại chính sách ngoại giao thống nhất của CH Séc cũng như EU về một nước Trung Quốc duy nhất.

Chủ tịch Miloš Vystrčil khẳng định ý kiến ủng hộ chiếm đa số áp đảo, trong đó có cả nhiều chính khách thuộc phe liên minh cầm quyền cũng tỏ thiện chí. “Những diễn biến xung quanh chuyến thăm này được thổi bùng lên chủ yếu từ một số quan chức nhà nước Séc quỵ lụy Trung Quốc. Nhưng tôi thì không khúm núm,” Miloš Vystrčil từng khẳng định trong phỏng vấn với tạp chí Reflex. Trong một tuyên bố chung, hơn bẩy mươi chính khách quốc tế từ Nghị viện châu Âu, USA, Canada, Úc và nhiều nước khác đã tỏ thái độ ủng hộ chủ tịch Thượng viện CH Séc.

Trung Quốc dọa “trả đũa”, nhưng người Séc không run sợ vì...chỉ dùng dao thìa dĩa

Trung Quốc có truyền thống đe dọa các đối tác chủ yếu với món đặc sản trừng phạt “trả đũa” mỗi khi cảm thấy tự ái bất bình. Như mới đây sau khi tòa Thị chính thủ đô Praha quyết định hủy thỏa thuận kết nghĩa với thành phố Bắc Kinh, hay người tiền nhiệm của Miloš Vystrčil đã từ trần Jaroslav Kubera (ODS) có ý định sang thăm Đài loan, nhà cầm quyền Trung Quốc cũng đã hống hách đe dọa trừng phạt. Thái độ ngỗ ngược của Trung Quốc đã gây phản ứng bất bình trong công luận và chính trường Séc. Tạp chí Reflex dạo đó đã có bài viết hài hước mỉa mai về tình trạng xã hội Séc hỗn loạn sau khi bị chính quyền Trung Quốc không cung cấp đũa ăn.

Đó là chuyện hài hước, còn trên thực tiễn theo nhiều chuyên viên kinh tế, kể cả khi Trung Quốc “đoạn tuyệt” hoàn toàn thì tổng sản phẩm kinh tế quốc dân Séc bị ảnh hưởng chưa tới một phần trăm. Nhà kinh tế học Vilém Semerák từ viện hàn lâm CERGE-EI giải thích thông qua biểu đồ những số liệu chính thức cụ thể về mối quan hệ kinh tế, giao thương giữa Séc với Trung Quốc là rất nhỏ bé. Xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 1,2 tới 1,3 phần trăm tổng trị giá xuất khẩu Séc. Dân du lịch Trung Quốc chiếm vị trí khả dĩ hơn, khoảng 2,3 phần trăm tổng số du khách quốc tế tới Séc. Về tổng thể nếu nói về số lượng, thì trong năm 2019 xuất khẩu từ Séc sang Trung Quốc còn thấp hơn sang Rumani hay Thụy Sĩ. Và ở đây mới thấy vai trò của truyền thông tuyên truyền có ý nghĩa như thế nào. Ví dụ nếu như một ngày xấu trời nào đó Rumani tuyên bố phong tỏa làm ăn với Séc vì lí do nào đó, thì chắc chắn chẳng ai thèm bận tâm. Song với Trung Quốc mà như đã biết chỉ tiêu thụ lượng hàng hóa từ Séc khiêm tốn như vậy, nhưng lại có tiếng tăm là cường quốc kinh tế thế giới, nên theo truyền thông đồn đoán chắc chắn hậu quả sẽ bi thảm. Còn những khoản đầu tư khủng vào Séc mà phía Trung Quốc nhiều năm nay hứa hẹn hùng hồn như đúng rồi, cho tới nay vẫn chưa thành sự thật và số lượng vị trí làm việc mà đầu tư Trung Quốc tạo ra ở Séc có thể đếm trên đầu ngón tay.

Trong khi đó, đầu tư từ các công ty Đài Loan vào Séc luôn thuộc nhóm hàng đầu và nhờ đó đã hình thành hơn 20 nghìn chỗ làm. Theo chủ tịch Phòng kinh tế Séc- Đài Loan Pavel Diviš, Đài Loan có nền kinh tế tân tiến thứ tư thế giới hình thành bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong bối cảnh khác, khi dịch viêm phổi do virus từ Vũ Hán bắt đầu hoành hành, Đài Loan đã tặng Séc nhiều y cụ hiện đại và thiết bị phòng dịch chất lượng rất cao, thì CH Séc đã phải đầu tư lớn để mua các loại khẩu trang từ Trung Quốc mà những người cộng sản luôn tuyên truyền là quà tặng nhân đạo để nay Séc đang cân nhắc khả năng đưa nhiều công ty Trung Quốc ra tòa quốc tế vì không chấp nhận khiếu nại chất lượng hàng hóa mà chính phủ Séc đã mua.

David Nguyen- ČTK, Novinky

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo