Séc-Slovakia

Người Việt trẻ có cơ hội nhập tịch Séc dễ dàng

Cập nhật lúc 11-06-2013 07:33:31 (GMT+1)
Ảnh minh họa. Nguồn: čt24.

 

Quốc hội Séc hôm nay 11.6.2013 trở lại bàn bạc về dự thảo sửa đổi luật quốc tịch, trong đó có thể sẽ chấp nhận song tịch cho người nước ngoài muốn trở thành người Séc mà vẫn giữ quốc tịch cũ.


Thống kê cho thấy so với các nước EU, Séc nhập tịch cho người nước ngoài ít hơn cả. Mỗi năm chỉ có chưa đầy 2000 người trở thành công dân Séc, trong khi đó, tổng số người nước ngoài sinh sống ở đây đã vượt quá 430 nghìn người. Như vậy, cứ 100 người nhập cư thì chưa có một người được nhập tịch. Theo một số tổ chức phi chính phủ, chính sách cấp tịch của Séc là quá nghiêm ngặt.

Theo các chuyên gia, người nước ngoài cũng không có nhu cầu trở thành người Séc và những người xin cấp tịch chỉ là một phần nhỏ trong số những người có điều kiện nhập tịch. Quy trình xét duyệt nó cũng hoàn toàn bí mật mà kể cả khi đối tượng đệ đơn có đầy đủ điều kiện, quốc tịch chưa chắc sẽ có trong tay. Bộ nội vụ có thể cấp quốc tịch cho người nước ngoài, nhưng không có nghĩa vụ đó. Nhiều khi, Bộ nội vụ còn bác đơn chỉ vì người đó trước đấy đã từng trả tiền bảo hiểm sức khỏe chậm. Ngoài ra, họ còn đòi hỏi đối tượng xin nhập tịch không được lấy trợ cấp xã hội, đồng thời cần chứng minh thu nhập của mình.

Kiểm tra kiến thức xã hội Séc

Cũng theo các tổ chức phi chính phủ, dự thảo luật quốc tịch mới không nới lỏng các thủ tục hành chính trên mà còn đưa ra những điều kiện mới nghiêm ngặt hơn. Trong khi hiện nay, người xin nhập tịch chỉ phải chứng minh khả năng tiếng Séc bằng một cuộc hội thoại, tới đây, họ có thể bắt buộc làm bài kiểm tra tổng hợp về xã hội Séc. Đề bài hiện đang được Bộ giáo dục chuẩn bị và nếu có hiệu lực, bài thi sẽ diễn ra tại trường ĐH Tổng hợp Sác-lơ.

Khả năng kháng nghị nếu bị từ chối

Tuy nhiên, đối tượng xin nhập tịch hiện tại cũng có thể bị bác đơn bởi chính cơ quan tình báo mà không cần nêu lí do. Hơn nữa, nếu bị bác đơn vì “ảnh hưởng đến an ninh quốc gia“, người đệ đơn sẽ không thể kháng nghị lên tòa án, kể cả tòa hiến pháp. Điều đó đồng nghĩa với việc cơ quan tình báo thuộc Bộ nội vụ được quyền im lặng và giữ kín bí mật trước tòa án, tức cơ quan của Bộ tư pháp. Việc này đã nhận được phê bình từ cuộc họp trước, song vẫn có người ủng hộ nó, và sẽ được bàn tiếp vào hôm nay.

Bài kiểm tra gien xác định cha đẻ

Ngoài ra, một điều luật mới đang gây tranh cãi cũng sẽ là chủ đề của cuộc họp hôm nay, đó là bài kiểm tra gien cho trẻ nước ngoài để xác định cha đẻ và phòng trừ hôn nhân giả. Lúc đầu, nó được đặt ra cho mọi người mẹ nước ngoài. Tuy nhiên, các nghị sĩ sau đó đã nới lỏng luật và những người mẹ có giấy phép định cư sẽ không phải làm điều đó. Con của những bà mẹ chỉ ở Séc với thị thực dài hạn hoặc ngắn hơn, nếu muốn nhận cha, sẽ phải kiểm tra gien. Thời gian kiểm tra kéo dài tầm 2 tháng và trong thời gian đó, trẻ được tạm thời nhận giấy phép định cư và được bảo hiểm như trẻ người Séc.

Song tịch, nhập tịch cho thế hệ thứ hai

Không chỉ có thêm những điều nghiêm ngặt trên, dự thảo sửa đổi luật còn bàn đến một số cơ hội mới dành cho người nước ngoài, mà một trong số đó là song tịch. Hiện tại, chỉ những người sống ở Séc 20 năm mới có thể được hưởng chế độ song tịch. Kể cả khi tòa án tối cao không cho rằng đây là thời điểm chính trị thích hợp nhất cho việc cấp song tịch, nhưng Bộ nội vụ vẫn sẽ thực hiện nó. Song tịch được ưu tiên cho những người Séc sống tại nước ngoài và đã từng mất quốc tịch Séc.

Ngoài ra, thế hệ thứ hai của người nhập cư cũng được nhập tịch dễ dàng hơn. Nếu được sinh ra ở Séc hoặc sống tại Séc trên 10 năm mà vẫn chưa tròn 21 tuổi, đối tượng này có thể mang giấy khai sinh và giấy phép định cư tại Séc để nhận quốc tịch mà không cần làm đơn cũng như xét duyệt. Báo chí Séc cho rằng biện pháp mới này sẽ có lợi nhiều nhất cho người Việt Nam. Tuy không phải là cộng đồng đông nhất, song người Việt ở Séc lâu nhất và bắt đầu đến thời điểm họ lập gia đình cũng như sinh con.

Nghiêm Trang – vietinfo.eu
čt24

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #3 No nan: Hoi

    11-06-2013 16:24

    Ai biet la neu no tien nha bank bao hiem suc khoe va xa hoi thi co dc vao quoc tich ko nhi
  • #2 LILI: LUAT 2 QUOC TICH

    11-06-2013 13:44

    Theo minh dc biet thi hom nay hop. Neu dc quyet dinh thi chac tu 01/01 /2014 se co hieu luc.
  • #1 martin: xin hoi ve luat nhap tich

    11-06-2013 10:46

    lam on cho minh hoi luat nhap tich co hieu luc tu khi nao vay, giup minh voi nhe. minh dinh nhap tich cho cac chau vi cac chau sap tuoi 22 roi con co 2 thang nua, minh so ko kip thoi gian va luat de ra, giup minh voi cac ban nhe, cam on cac ban nhieu
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo