Người Việt Nam đầu tiên có thể trở thành Phó quận trưởng Praha Libuš vào năm...
![]() |
Ai trong họ ? photo: Lucie Pařízková |
Trong những năm 90 của thế kỷ trước họ bám trụ ở các chợ bán các mặt hàng quần áo, giầy dép rẻ tiền. Ngày nay con cái họ trong các trường Gymnázium là những học sinh xuất sắc của trường và tốt nghiệp các trường đại học bằng đỏ. Thay vào các quầy bán hàng ở chợ họ mỉm cười bên các quầy thu tiền trong các cửa hàng bán thực phẩm. Trên toàn lãnh thổ Cộng hòa Séc ngày nay có khoảng ba nghìn quầy bán hàng thực phẩm cỡ nhỏ (Večereka) của người Việt Nam.
Đó là các loại cửa hàng chủ yếu ở Praha và vùng Trung Séc. Còn ở các vùng nông thôn tạm thời họ vẫn bán các mặt hàng quần hóa, đồ chơi trẻ em và các loại hàng xa xỉ khác sản xuất ở Trung Quốc.
Dĩ nhiện họ cần mua hàng cho các cửa hàng và quầy bán hàng của mình. Họ là những đối tượng mà chợ bán buôn Sapa ở Praha Libuš phục vụ. Nơi ấy, tuần trước đã được bà đại diện của (Đảng Dân chủ Công dân – ODS) Pavla Jedličková gọi là ghetto (khu ổ chuột, khu Do Thái – ND).
Cả ông Đầu bếp (Cuketka) cũng thích Sapa
Trong những bài phỏng vấn của mình tôi đã có dịp chứng kiến nhiều cảnh chướng tai gai mắt. Chẳng hạn như ở Ostrava tôi đã từng viếng thăm cộng đồng những người vô gia cư ở một chiếc gara bỏ hoang với bầu không khí như ở bãi biển Favely của Brazin. Tôi cũng đã từng thấy cả tá những cảnh khốn khó của người Di Gan, thậm chí ở Kladno tôi còn chứng kiến cuộc sống không có điện, mất nước của họ.
Nhưng Sapa chỉ là một khu chợ bình thường không có gì khác biệt. Chỉ có điều nơi đây có tất cả những gì kỳ lạ nhất đối với người châu Âu. Bởi lẽ ở đây ta có thể mua được từ các loại gia vị của vùng Đông Á, mua cả bao tải gạo ngon đặc biệt các loại của Việt Nam, mua được cả cá khô, mực khô. Ta cũng có thể mua vé máy bay, máy tính. Nơi đây có từ các Văn phòng môi giới bất động sản cho đến những công ty phần mềm máy tính, nhà in cho tới cả trường dạy lái xe. Tóm lại có thể nói là thượng vàng hạ cám nơi đây cái gì cũng có. Nhưng tuyệt nhiên nơi đây không có những người khốn cùng như người ta nói.
Phải chăng bà đại diện của (Đảng Dân chủ Công dân – ODS) Pavla Jedličková phân biệt những cảnh chướng tai gai mắt theo mùi vị của những món ăn chưa từng được biết đến! Thịt bò xào tỏi với nước dùng có vị chanh “bún bò khô” quả là có mùi vị rất đặc biệt. Trong khi đo thì có nhiều trang web và chuyên gia sành ăn ông Cuketka cũng hết lời khen ngợi các thực phẩm châu Á nơi đây.
Chẳng qua chỉ là những mâu thuẫn xóm giềng thông thường
Trong bức thư ngỏ gửi cho ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ Martin Pecina, ông quận trưởng Praha Libuš Petr Mráz còn thẳng thừng yêu cầu “có sự can thiệp thô bạo của các cơ quan nhà nước” chỉ vì nghe đâu có sự gia tăng số lượng tội phạm hình sự trong cộng đồng người Việt Nam. Phải chăng ông lại định san phẳng chợ Sapa bằng xe bọc thép? Nghe đâu không phải vậy. Những người Việt Nam đang sinh sống trong các khu nhà tập thể ở phố Na Domovině mới là những cái gai trong mắt ông.
Nhưng khi tiếp cận gần hơn tôi có thấy một vài gia đình khó gần trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn chung của khu tập thể ngoại ô thành phố. Mặc dù đó là một vài gia đình người Việt Nam nhưng không thể lấy đó làm căn cứ cho mâu thuẫn sắc tộc mà chẳng qua đó chỉ là những mâu thuẫn xóm giềng và vấn đề chung sống của các công dân. Cầu thang đầy rác rưởi kéo dài cho tới tận tầng hầm, đó đây những bơm tiêm đã dùng, thang máy thì sập sệ… Ở bất cứ nơi nào mà chủ nhà không nhờ cậy sự giúp đỡ của mọi người để quản lý nghiêm nội quy nhà ở thì đó là chuyện thường tình ở các khu tập thể.
Kẻ thù chung
Vậy thì có khác nào là Ủy ban quận Libuš đã dánh bạc với kẻ thù chung. Đâu đó trước kia mọi chuyện là do người Do Thái, sau đó đến những người Di Gan, giờ thì đến lượt những người Việt Nam và vài năm sau chắc đến người Ấn Độ. Nhưng rõ ràng là có những giải pháp hay hơn trong vấn đề “làm thế nào giải quyết tình trạng khó xử trong việc chung sống với cộng đồng người Việt Nam ở Praha Libuš.
Nếu ta thử cho một ai đó trong số những nhà doanh nghiệp Việt Nam ở Praha Libuš (nhiều người trong số họ đã làm ăn sinh sống ở Cộng hòa Séc từ 20 đến 30 năm) một chỗ ứng cử cho Đảng Dân chủ Công dân (ODS). Hay là một vị trí trong Liên hiệp Dân chủ công dân ở Libuš đang muốn giành lấy vị trí quận trưởng của ông Petr Mráz?
Tạm thời có lẽ việc coi người Việt Nam là những người gây ảnh hưởng xấu sẽ có lợi hơn cho ông Petr Mráz trước khi vào chiến dịch tranh cử mặc dù nhiều người Séc trong khu vực sống bằng những khoản tiền cho người nước ngoài thuê nhà ở đây. Cả châu Á đang chuyển mình còn người Séc thì cứ chết dần chết mòn. Theo phỏng đoán của tôi thì người Việt Nam đầu tiên ngồi vào ghế Phó quận trưởng Praha Libuš sau cuộc bàu cử toàn dân là vào năm 2018.
Bảo An dịch từ tyden.cz Autor: Ivan Motýl