Một nửa số rượu bán trên thị trường Séc là rượu lậu
![]() |
Chai nào là rượu thật |
Những kẻ sản xuất rượu lậu nhắn nhủ những khách hàng người Séc rằng cứ ai mua hai chai rượu thì có một chai là rượu lậu. Thị trường rượu lậu Séc sau vài năm tạm lắng lại bùng lên với một phạm vi lớn hơn rất nhiều đến mức gây ảnh hưởng đến cả những nhà sản xuất rượu danh tiếng. Từ sự kiện này nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến những doanh nghiệp người Việt đang kinh doanh mặt hàng thực phẩm và bia rượu. Cuối năm 2009 hải quan Séc đã mở chiến dịch tập trung kiểm tra những doanh nghiệp người Việt bán lẻ bia rượu trong các hàng thực phẩm trên toàn Séc.
Video phóng sự tiếng Séc. Nguồn TN.cz
Phóng viên của aktualne.cz đã bí mật theo dõi những kẻ nấu rượu lậu và nói chuyện với cả những kẻ sản xất rượu lậu thì thấy mỗi năm nhà nước bị thất thu cả chục tỷ korun. Việc sản xuất rượu lậu đã phát triển đến mức có thể so sánh với những gì đã xảy ra trong những năm 90 với vụ trấn thuế nhập khẩu dầu sưởi – loại dầu này giống như dầu nhớt cho động cơ nhưng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Vụ việc này sau 3 năm mới bị vỡ lở. Theo một số nguồn tin thì vụ này nhà nước bị thất thu khoảng 60 tỷ korun. Có 20 người có liên quan bị xét xử trong vụ này và một số công ty nhập khẩu loại dầu này đã phải đóng cửa.
Một nửa là rượu lậu
Chính Hiệp hội các nhà sản xuất rượu đã công khai nhắc nhở nhà nước về việc không đủ khả năng xử lý các vụ việc liên quan đến việc trốn thuế sản xuất rượu.
Ông Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất rượu Vladimír Steiner cho biết là việc sản xuất rượu lậu ngày càng trở nên khôn khéo hơn và các nhóm sản xuất rượu lậu đã liên kết với nhau. Khi đã đến mức này thì việc kiểm soát của nhà nước càng trở nên khó khăn hơn.
Theo phỏng đoán của Hiệp hội các nhà sản xuất rượu thì có từ 15 đến 20% số rượu bán công khai trên thị trường có nguồn gốc chợ đen (phóng viên đưa con số 200%-ND).
Nhưng những người cung cấp thông tin cho phóng viên của aktualne.cz thì cho rằng con số ấy phải lên tới 50%.
Trong kho chứa các chai rượu lậu. Photo aktualne.cz
Những chai rượu đắt tiền làm từ những đồ bỏ đi
Các nhân viên điều tra phân loại các tội phạm sản xuất rượu lậu làm 3 nhóm (nhóm thứ nhất là những xưởng rượu mận gia đình tự nấu tạm bỏ qua).
Nhóm đầu tiên thuộc về các cơ sở nhà mấy đường cũ, các nông trại sử dụng phương pháp xử lý cồn mà theo luật thì không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chúng mua cồn với cái giá rẻ mạt về loại bỏ một số chất thừa rồi tiến hành sản xuất ra các loại rượu như Vodka và rượu rum. Các loại rượu này được bán cho các quán ăn uống, cho các chợ đặc biệt là cho các cửa hàng thực phẩm của người Việt Nam.
Hình thức sản xuất này chủ yếu là ở Bắc Morava và vùng Đông Séc.
Ngay cả hình thức sản xuất này cũng đã đem lại lợi nhuận khổng lồ và nhanh chóng. Một trong số những kẻ có liên quan nói với phóng viên của aktualne.cz là chỉ sau một tiếng đồng hồ chúng có thể làm sạch cả nghìn lít cồn và từ đó có thể sản xuất được 2,5 nghìn lít rượu vodka 40 độ. Chi phí để sản xuất ra một lít rượu như vậy hết khoảng 30 korun.
Chúng ta thử làm phép so sánh: nếu sản xuất rượu thông thường thì để sản xuất được một chai nửa lít rượu vodka cũng cần chi phí không dưới 81 korun.
Nhóm thứ hai nhạy bén hơn tuy cũng dùng phương pháp làm sạch cồn này nhưng việc sản xuất rượu mang tính chất chuyên nghiệp hơn.
Chúng là các chuyên gia sản xuất rượu giả. Chúng mua các loại bao bì xịn và tem dán từ chợ đen. Thường thì bọn này ăn giơ với các cơ quan chức năng của nhà nước từ cảnh sát đến hải quan cho tới cả Sở thuế.
Nhóm thứ ba mới thự sự hái ra tiền và trong thực tế không có cách gì vạch mặt chúng vì chúng điều chỉnh hóa đơn để trốn lậu thuế với những kho rượu khổng lồ và các loại rượu đắt tiền.
Nhóm này không chỉ sản xuất rượu lậu mà còn vạch kế hoạch trốn lậu thuế, ăn cắp của nhà nước.
Bức ảnh mà các nhà điều tra chụp được là các loại vỏ chai đang được xếp trong kho chuẩn bị cho việc sản xuất rượu.
Ngoài tầm kiểm soát
Việc thất thu thuế của nhà nước trong sản xuất và buôn bán rượu cũng chẳng khác gì so với vụ dầu sưởi chẳng qua là kẽ hở của pháp luật. Đặc biệt là không nên cho phép buôn bán các loại cồn công nghiệp.
Vì đây là mặt hàng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nên các cơ quan chức năng không có cách gì kiểm soát được để họ không sử dụng vào việc sản xuất rượu.
Theo ông Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất rượu Vladimír Steiner thì tất cả là do cơ chế. Hải quan phải thường xuyên có mặt trong các cơ sở sản xuất rượu và phải kiểm tra từng kiện hàng. Có điều họ không thể làm được vì chỉ đến ba rưỡi là họ nghỉ việc và nhà sản xuất chỉ chờ có vậy là bắt tay vào việc.
Chai nào thật, chai nào "lậu"?
Thuế có tăng cũng chả ảnh hưởng gì!
Đây sẽ là sự chuẩn bị tâm lý cho những đợt kiểm tra mạnh mẽ nhằm vào người Việt kinh doanh rượu và thực phẩm trong thời gian tới? |
Việc nhà nước không đủ khả năng kiểm soát thể hiện qua các con số thống kê công khai. Thuế tiêu thụ đặc biệt thì cứ ngày một cao (kể từ tháng 1 năm nay là 285 korun một lít) nhưng tổng số tiền thuế thu được thì vẫn giảm. Theo số liệu của Bộ Tài chính thì năm ngoái lực lượng Hải quan đã thu được 6,9 tỷ korun thuế tiêu thụ đặc biệt từ rượu. Trong khi đó năm trước thu được 7,1 tỷ korun và năm 2007 còn hơn 7,1 tỷ korun.
Có một điểm mà từ những nhà sản xuất rượu nổi tiếng cho đến bọn sản xuất rượu lậu cùng thống nhất là thuế tiêu thụ đặc biệt càng tăng thì thị trường chợ đen càng phát triển.
Theo ý kiến của một trong những kẻ có liên quan đến việc sản xuất rượu lậu thì cách hữu hiệu nhất để hạn chế việc sản xuất rượu lậu là giảm thuế tiêu thụ đặc biệt. Hiện tại lợi nhuận là quá lớn so với sự mạo hiểm mà chúng làm. Nếu thuế tiêu thụ đặc biệt giảm thật sâu thì chắc chúng chả dại gì mà mạo hiểm.
Bảo An dịch từ aktualne.cz
>>> Đón đọc: Các chính trị gia Séc phản ứng như thế nào?