Séc-Slovakia

Cộng hòa Séc đang chuẩn bị đạo luật Trừng phạt

Cập nhật lúc 26-06-2022 18:17:20 (GMT+1)
Quốc kỳ Séc, ảnh ČT24

 

Trong khuôn khổ Bộ Ngoại giao Cộng hòa Séc sẽ hình thành ban chuyên trách, có nhiệm vụ phối hợp với các bộ ngành khác để thực thi đạo luật Trừng phạt sớm ra đời.Giữa tuần rồi, chính phủ của thủ tướng Petr Fiala đã phê chuẩn đạo luật này và hiện đang trong thủ tục biểu quyết. Hầu như chắc chắn luật Trừng phạt sẽ không gặp phải phản ứng tiêu cực từ Quốc hội, Thượng viện và cả Phủ tổng thống.


Ngoại trưởng Jan Lipavský (Piráti) trong cuộc tiếp xúc với Bille Browder, cha đẻ của đạo luật tương tự thường được gọi là luật Magnitský của USA bình luận, rằng đạo luật lập cơ sở pháp lý tốt hơn để bênh vực bảo vệ nhân quyền đã được hàng loạt các quốc gia văm minh áp dụng. Theo Jan Lipavský, bộ Ngoại giao sẽ không cần tuyển mộ thêm nhân sự mới cho ban chuyên trách mà chỉ điều động trong khuôn khổ nội bộ. “Sẽ cần một thời gian để tuyển chọn được nhân sự phù hợp, sẽ đảm đương nhiệm vụ,” viên Ngoại trưởng nói và cho rằng ban chuyên trách mới sẽ ra đời sau một vài tháng.

Phối hợp với các bộ ngành khác ban chuyên trách có nhiệm vụ lập danh sách các đối tượng có những hành vi phi pháp nghiêm trọng trên phương diện quốc tế, mà cho tới nay chưa bị liệt vào danh sách trừng phạt của Liên minh châu Âu.

Những đối tượng mà bị CH Séc đưa vào danh sách của mình, sẽ có thể ví dụ từ chối cho nhập cảnh hay lưu trú trên lãnh thổ hay phong tỏa tài sản. Tài liệu này đồng thời còn hình thành cơ sở pháp lý để đưa những đối tượng như vậy vào danh sách trừng phạt của EU theo đề nghị của CH Séc.

Bille Browder mà thời gian này đang ở thăm CH Séc đã đánh giá cao nỗ lực của Ngoại trưởng Jan Lipavský và hy vọng thủ tục phê chuẩn luật sẽ diễn ra khẩn trương. “Cấm những tên sát nhân và côn đồ nhập cảnh Cộng hòa Séc chắc chắn không có ai phản đối. Nếu như có ai đó như vậy, thì phải hỏi thật rõ lí do,” Bille Browder bình luận.

Đạo luật mà ở USA được lấy tên luật sư người Nga Sergeji Magnitský đã được tổng thống Barack Obama ký từ cuối năm 2012. Căn cứ trên luật này, USA cấm nhập cả và phong tỏa tài khoản của tất cả các đối tượng dính líu đến vi phạm nhân quyền và liên quan tới cái chết mờ ám của Sergeji Magnitský  trong nhà từ của Moscow.

Mô hình tương tưh như đạo luật Magnitský sau đó được hàng loạt quốc gia như Vương quốc Anh, Canada, Úc  hay các nước vùng Baltic áp dụng.

Bille Browder lưu ý, rằng sứ mệnh đạo luật Magnitský không chỉ nhằm vào chế độ Putin của Nga mà nhằm hỗ trợ tất cả những ai bị chính quyền truy bức, đàn áp. “Ý tưởng của nó là như một công cụ kỹ thuật mới chống lại những hành vi xâm phạm quyền con người,” Bille Browder giải thích đồng thời hy vọng các quốc gia tôn trọng nguyên tắc nhà nước pháp quyền nên có những đạo luật như vậy.

David Nguyen- ČTK

Vietinfo.eu

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo