Séc-Slovakia

Bạn muốn biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam tại Praha ư? Hãy chuẩn bị xô nước và bàn chải

Cập nhật lúc 18-08-2017 12:00:00 (GMT+1)
Ảnh: Dominika Píhová (Český rozhlas)

 

Chiếc taxi trên quốc lộ hướng về Hà Nội đột ngột phanh lại. Khoảng một chục người đàn ông khẩu trang bịt mặt là lý do buộc người lái phải dừng xe, ngay sau đó, họ xông vào trong. Mục đích của những kẻ tấn công này là 4 nhà hoạt động: Nguyễn Văn Đài, Lý Quang Son, Vi Văn Minh và Lê Mạnh Thắng. Sau buổi học nhân ngày Nhân quyền sắp đến - hôm đó là ngày 6.12.2015 - họ quay lại về Hà Nội. Chẳng ai về được đến nơi.


Côn đồ với gậy gộc

Đối diện với những người đàn ông bịt mặt này, trên thực tế, họ chẳng thể làm được gì: những kẻ gây hấn kia đã đông hơn, lại có gậy gộc, và lại chủ động gây bất ngờ. Những kẻ tấn công đập tung cửa xe và bắt đầu đánh những người trong xe một cách dã man. Họ đặc biệt để ý tới Nguyễn Văn Đài, nhà luật sư nổi tiếng, với các hoạt động nhằm bảo vệ nhân quyền và đã không ngừng hoạt động ngay cả sau khi chính quyền đã bỏ tù ông mấy năm vì các hoạt động này. Thời gian cuối, rất lạ là ở Việt nam có vẻ như xuất hiện nhiều những người lạ bịt mặt như vậy. Các nhà hoạt động về nhân quyền đã gặp phải sự chú ý đến tàn khốc này thường xuyên đến độ, mà phải gọi họ là lũ côn đồ. Trên đất nước, nơi mà Đảng cộng sản Việt Nam nắm chắc trong tay bộ máy quyền lực, phê phán chế độ thường chịu thất thiệt, từ tháng giêng 2015 đến nay, đã xảy ra hàng chục vụ tấn công các nhà bảo về nhân quyền.

Ngoài bạo lực và các vết thương chẳng hề đẹp đẽ mà người bị nạn phải chịu, các tai nạn này còn có chung bối cảnh. Ví dụ, khi báo lên công an, thì nạn nhân cũng chẳng nhận được sự giúp đỡ nào. Không những những kẻ gây hấn thường không sao, mà thường xuyên xảy ra cảnh công an được báo tin lại chỉ đứng nhìn các nhà hoạt động bị hành hung, và tại các đồn công an thì chính công an nhiều khi còn trực tiếp bạo hành.

Nhiều phần, những người đàn ông bịt mặt này chính là an ninh giấu mặt sau những chiếc khẩu trang. (Thông tin về đề tài này, bao gồm bằng chứng, ảnh nạn nhân bị hành hung trên bản tin của Human Rights Watch HRW, toàn bộ bản tin là: Không có quê hương cho các nhà hoạt động nhân quyền)

Tháng mười hai bữa đó, Nguyễn Văn Đài còn thoát chỉ với mấy vết bầm thâm trên mặt. Côn đồ bịt mặt kéo người luật sư vào một chiếc xe đỗ gần đó, rồi lại đánh cho ông một chập. Sau đó, chính ông kể lại: "Họ tát tôi không ngừng, đánh vào tai, vào miệng. Tới Cửa Lò, họ lột giày, áo (cả ví tiền, điện thoại và các vật dụng cá nhân khác) rồi ném tôi ra ngoài và đánh xe đi.

Từ bãi biển đó tới Hà Nội khoảng 300km, tuy nhiên một con đường dài sớm chờ Nguyễn Văn Đài phía trước - con đường tìm tới tự do. Chỉ mười ngày sau, ngày 16.12.2015, an ninh kéo tới chật nhà ông, họ tịch thu máy tính, sách vở và tiền bạc, bản thân ông bị tống vào tù, cùng với người đồng nghiệp tên là Lê Thu Hà. Và cả hai đều bị giam giữ cho tới tận ngày hôm nay, mặc dù đến tận giờ phút này, họ đều chưa được ra toàn. Đã trọn 600 ngày.

600 vạch biểu tượng cho 600 ngày sau song sắt

Để hỗ trợ nhà luật sư bị giam cầm, Nhóm dân sự Văn Lang đã tổ chức một cuộc biểu tình vào hôm thứ hai vừa rồi trước cửa Đại sứ quán Cộng hòa XHCN Việt Nam. Trong trường hợp của luật sư Nguyễn Văn Đài, những người biểu tình muốn lưu ý tới tình trạng quyền con người bị vi phạm một cách có hệ thống trong xã hội cộng sản Việt Nam, là nơi cũng tương tự như Trung Quốc hay Bắc Triều, không có tự do báo chí cũng như không có hệ thống tòa án độc lập, tuy nhiên khác với hai nước trên, thế giới lại chẳng quan tâm tới Việt Nam nhiều đến vậy.

Trong khuôn khổ của buổi biểu tình im ắng này, các nhà hoạt động Séc và Việt vẽ trên vỉa hè 600 vạch phấn - mỗi vạch là một ngày Nguyễn Văn Đài bị giam sau song sắt. Nhưng họ phải khựng lại.

Các bạn không được vẽ trên vỉa hè, một trong bốn người cảnh sát mặc đồng phục đang theo dõi diễn biến của sự kiện, đã làm cụt hứng các cố gắng của những người biểu tình. Viên cảnh sát nói với người phát động sự kiện, bà Mai Nguyenova một cách đúng mực: Sự kiện của các bạn được Tòa thị chính cho phép, các bạn có thể tiến hành, tôi chỉ yêu cầu các phát biểu của các bạn không làm ảnh hưởng trật tự công cộng. ("Ông đừng lo, chúng tôi không như họ" bà Mai mỉm cười, ra hiệu về phía tòa nhà Đại sứ quán). Tuy nhiên không được viết bằng phấn lên vỉa hè, sẽ làm hại tới của công, viên cảnh sát chỉ huy hướng dẫn những người biểu tình và dành cho họ một nửa vỉa hè, phần xa Đại sứ quán và gần con phố Plzenska đông đúc. Tôi tự giới thiệu là nhà báo và hỏi, tại sao lại có chuyện cấm đoán? "Do kinh nghiệm và do luật pháp qui định", viên cảnh sát trả lời. Vỉa hè, là của công "người phát động biểu tình sẽ phải trả lại nguyên trạng"

Phấn, vỉa hè và camera ẩn

Sự thay đổi trong kế hoạch làm những người biểu tình bất ngờ, nhưng họ không thể hiện gì. Trên phần vỉa hè được phép sử dụng, họ bắt đầu mang khẩu hiệu lớn của mình và một cách tượng trưng, họ dán miệng bằng cách băng giấy có đề chữ Freedom (Tự do)

Ngoài khoảng vài chục chiếc ô tô qua lại, mấy viên cảnh sát theo dõi diến biến sự việc, và hai phóng viên của Đài phát thanh (trên Inernet) iROZHLAS, còn có một người đàn ông trẻ theo dõi vã ghi lại sự việc trên camera. Khi tôi hỏi thì được biết ông cũng là người từ phía cảnh sát, hình ghi lại vì các lý do an ninh; ông không mang đồng phục để "kín đáo" (vì số người tham dự không nhiều, sự kín đáo có lẽ không thành công lắm). Ông ta chỉ ghi hình đôi lúc, rời đi khá sớm để sau đó quay lại cùng hai người nữa mặc đồng phục cảnh sát.

Trong khi đó, viên cảnh sát chỉ huy đã nới lỏng một chút thái độ cương quyết ban đầu, sau khi thỏa thuận với bà Mai, ông đã cho phép vẽ lên vỉa hè - người tổ chức biểu tình có mang theo nước và hứa sẽ trả lại vỉa hè nguyên trạng, bà giải thích với tôi. Và vui mừng gọi "Chúng ta đi vẽ thôi!"

Các vạch phấn được vẽ rất nhanh, cả các dòng chữ tiếng Anh và tiếng Tiệp cũng đã xong "600 days behind bars without a trial - 600 ngày sau song sắt không được ra tòa  #FreeNguyenVanDai". Vỉa hè phía bên kia, một nhóm đi bộ dừng lại, họ lớn tiếng thể hiện sự ủng hộ của mình với những người biểu tình, thỉnh thoảng một vài chiếc xe trên đường bấm còi. Tòa nhà Đại sứ quán im ắng, trên cả khu vườn, cả sau các cánh cửa sổ đều không thấy bất cứ một động tĩnh nào.

„Tôi cho rằng họ thận trọng, họ đang phải đối diện với một trường hợp không được hay ho lắm ở Đức" bà Mai cho biết. Bà hàm ý nhắc đến một biến cố từ cuối tháng 7, khi Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, một cựu viên chức cao cấp của Đảng cộng sản Việt Nam xin tị nạn tại Đức đã mất tích. Các nhân chứng khẳng định ông ta đã bị một người có vũ khí tấn công tại trung tâm thành phố, người này đã chở ở ta đi khỏi đây trong một chiếc ô tô có biển số Séc. Cảnh sát Séc khẳng định với Radiozurnal rằng họ cộng tác với Đức cùng điều tra vụ án này.

Chính quyền Việt Nam truy tố Trịnh Xuân Thanh vì tội tham nhũng. Luật sư Nguyễn Văn Đài bị buộc một tội danh hoàn toàn khác: tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam xã hội" trên cơ sở điều 88 của Bộ luật hình sự Việt Nam.

Đối với các nhà hoạt động Việt Nam, điều luật 88 mang một huyền thoại buồn là một cây roi để trị các nhà bất đồng. Nội dung mơ hồ của nó cho phép chính phủ có thể trừng phạt các nhà hoạt động nhân quyền như "kẻ thù của chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước" và nhà nước cộng sản thường xuyên sử dụng điều luật này. Chính Nguyễn Văn Đài đã bị kết án một lần vì tội danh "tuyên truyền chống nhà nước" và bị kết án vào năm 2007 với mức án 5 năm tù.

Chính vì thế mà có những lo lắng trong lần bị bắt thứ hai này, bà Mai lưu ý. "Điều 88 cho phép người ta tước bỏ của con người đến 20 năm tự do. Trường hợp của Đài, họ còn có thể nâng tội nặng hơn. Họ có khả năng đó - tùy tiện bóp méo cả các điều luật" bà phê phán chính phủ tại quê hương mình.

Theo luật pháp Việt Nam, việc điều tra có thể kéo dài 4 tháng, sau đó có thể kéo dài 3 lần, mỗi lần 4 tháng, tức là tất cả 16 tháng. Đó là nhiều nhất. Sau đó công an có 2 ngày để chuyển tới Viện Kiểm soát. Nhưng Đài đã bị giữ tới 600 ngày (gần 20 tháng) - và không có động thái gì. Người nào cũng có quyền được ra tòa, cho dù có bị tội gì đi chăng nữa. Vì thế chúng tôi có mặt ở đây để lưu ý tới sự bất công, bà Mai giải thích.

Có được vẽ bằng phấn không?

Cuộc biểu tình đã bắt đầu vào hồi kết tốt đẹp. Những người biểu tình lấy các chai nước và xô, cùng với các giẻ lau tự tạo, họ quỳ xuống lau chùi phần vỉa hè vẽ kín. Tuy nhiên có một vấn đề là nước khô rất nhanh dưới nắng và có thể thấy, các dòng chữ không biến mắt mà ngược lại, bôi xóa càng làm nó hiện rõ hơn. Làm thế nào bây giờ?

Chẳng còn cách nào khác ngoài cầu viện tới quán ăn đầu phố mượn bàn chải và xin xô nước. Trong lúc những người biểu tình hì hụi cọ mặt đường, tôi không kìm được, bèn hỏi người cảnh sát chỉ huy. Tôi muốn biết, đâu là ranh giới để có thể coi việc vẽ phấn lên mặt đường là vi phạm.

Sẽ là vi phạm, nếu như tôi cùng trẻ con vẽ trên phố, hay là việc "làm hại của công" sẽ được xem xét tùy theo hoàn cảnh xung quanh? Những hình phạt nào đe dọa người tổ chức và cụ thể theo quy định nào?

Tôi nhắc viên chỉ huy "quy định của pháp luật" mà lúc đầu ở ta đã nhắc tới một cách chung chung. Lần này thay vì trả lời, ông yêu cầu tôi liên lạc ban truyền thông của Đoàn Chủ tịch cảnh sát (Policejni Prezidium)

Có nghĩa là: "về mặt hình thức, vẽ phấn xuống vỉa hè có thể làm người cảnh sát nghi ngờ về việc vi phạm trật tự công cộng, cụ thể là làm ố bẩn không gian công cộng theo điều 5, mục 1, phần f) của điều luật số 251/2016Sb. về một số vị phạm" cô Iveta Skupien, người phát ngôn cho biết.

"Khi đánh giá một cách hành xử có thể bị coi là vi phạm luật, người cảnh sát cần phải đánh giá toàn bộ bối cảnh xung quanh cụ thể của sự vụ", người phát ngôn nói thêm. "Cần ý thức rằng tất cả các đại diện của các nước tại Cộng hòa Séc đều nhận được một sự bảo trợ đặc biệt. Người cảnh sát chịu trách nhiệm cho sự bảo trợ này cần phải đặc biệt nhạy bén khi đánh giá các rủi ro mà có thể vượt quá giới hạn của pháp luật, nhưng như trọng trường hợp sân chơi của trẻ em thì vì mức độ gây hại là không đáng kể thì sẽ không cần xử lý"

Bà Skupien cũng đánh giá sự có mặt của người cảnh sát mặc thường phục và việc ông ta ghi hình buổi biểu tình. "Cảnh sát theo dõi mọi cuộc biểu tình diễn ra gần khu vực các cơ quan đại diện. Cũng như các nhân viên cảnh sát mặc thường phục cũng ghi âm, ghi hình tại các buổi biểu tình trong trường hợp vi phạm hoặc phạm pháp. Điều này được quy định trong mục §62 của điều luật số 273/2008 về Cảnh sát Cộng hòa Séc" bà giải thích.

Đôi mắt ngập buồn đau.

Nhưng hãy quay lại phố Plzenska. Vỉa hè đã sạch, các viên cảnh sát hài lòng, không phạt ai và thân thiện từ biệt những người biểu tình đang dọn dần các khẩu hiệu và tháo gỡ băng giấy dán miệng, đằng sau chấn song, đại sứ quán vẫn im lìm. Tất cả đã kết thúc tốt đẹp - không phải vậy sao?

"Tôi thấy cảnh vợ luật sư Nguyễn Văn Đài điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ và trước nghị viện châu Âu. Đôi mắt của cô ấy vẫn theo tôi, tôi vẫn thấy cặp mắt ấy ngay cả lúc này. Biết bao là đau buồn trong đôi mắt ấy! Buổi biểu tình của chúng tôi là một phần của một ý tưởng rộng hơn có tầm quốc tế. Một khi chính phủ lý giải và bẻ cong luật pháp một cách tùy tuyện thì điều đó là nguy hiểm không chỉ riêng đối với các nhà hoạt động nhân quyền! Đó là sự nguy hiểm cả với mọi công dân bình thường kia mà!“ Bà nói đầy bức bối.

Thế còn chị và những người biểu tình ở đây hôm nay thì sao? Đằng sau kia, trên tường đại sứ quán có camera...

Bà Mai cười cay đắng "Họ biết chúng tôi rất rõ. Họ đã cấm tôi về Việt Nam. Tôi đã chẳng thể về chịu tang cha. Thành ra tôi chẳng thể lãng phí thời gian".

Nguồn:www.irozhlas.cz

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo