Liên bang Đức

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Đức truy nã Trung tướng mật vụ Đường Minh Hưng từ đầu tháng 11/2017

Cập nhật lúc 22-05-2018 11:59:10 (GMT+1)
Trung tướng mật vụ Đường Minh Hưng bị Đức ra lệnh truy nã từ đầu tháng 11 năm 2017

 

Ngày 04.10.2017, yêu cầu Slovakia trợ giúp pháp lý đã được phía Đức bổ sung với một lệnh bắt giam một người đàn ông Việt Nam, là người có mặt trong cuộc họp ở khách sạn Bôrik tại Bratislava, thủ đô Slovakia: Trung tướng mật vụ Đường Minh Hưng, là người bị tình nghi chỉ huy vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. 


Nhật báo TAZ của Đức, số ra ngày thứ Ba 22.05.2018 có đăng một bài báo, đặc biệt trong đó có một chi tiết chưa từng được hé lộ, đó là Trung tướng mật vụ Đường Minh Hưng đã bị Đức ra lệnh truy nã từ đầu tháng 11 năm 2017.

Bản đăng trên báo in và báo điện tử của tờ TAZ là bản rút ngắn. Tác giả đã gửi cho tờ Thoibao.de bản không rút ngắn. Sau đây là bản dịch bài báo (bản gốc) của nhật báo TAZ:

Những mâu thuẫn, trái ngược nhau trong các tuyên bố của Slovakia”

Chính phủ Slovakia đã bị cáo buộc đã giúp mật vụ Việt Nam đưa một nạn nhân bị bắt cóc ra khỏi EU. Nghi vấn khủng khiếp này đã có từ ba tuần nay. Thậm chí giờ đây chính phủ Slovakia bị tổng thống của nước này công kích. Slovakia có dính líu đến vụ bắt cóc hay không? Chính phủ Slovakia đang “lươn lẹo” trong cuộc điều tra.

Đối với ông Peter Pellegrini, Thủ tướng Slovakia, thì tất cả mọi chuyện đã được giải quyết: “Đại sứ Việt Nam tại Slovakia đã xác nhận chắc chắn rằng người bị bắt cóc ở Đức không có mặt trong phái đoàn Việt Nam rời khỏi Bratislava thủ đô Slovakia. Chỉ có các thành viên chính thức của phái đoàn Việt Nam trên máy bay”. Như vậy là đã rõ, ông Pellegrini nói, Slovakia đã không tham gia vào bất kỳ vụ bắt cóc nào. Slovakia đã không vận chuyển một người Việt Nam bị bắt cóc bằng chuyên cơ của chính phủ.

Nhưng thật sự hoàn toàn không có gì được làm sáng tỏ. Thậm chí chính phủ Việt Nam còn tuyên bố rằng, không có vụ bắt cóc nào cả. Sưu tra của báo TAZ cho thấy, ngay từ đầu phía Slovakia đã hỗ trợ nửa vời cuộc điều tra của phía Đức.

Tân Bộ trưởng Bộ Nội vụ, bà Denisa Saková, người trước đây là Ngoại trưởng Slovakia, và người phát ngôn của bà, là người đã có mặt tại cuộc họp vào thời điểm đó, phát biểu: “Hình như là đầu tháng giêng năm 2018 chính quyền Slovakia mới biết về vụ bắt cóc”.

Nhưng theo truy tầm của báo TAZ, chính quyền Slovakia đã biết vụ bắt cóc sớm hơn nhiều so với thời gian họ đưa ra như trên. Vào ngày 28.09.2017 Tổng Công tố viên Liên bang Đức đã gửi văn thư đến Slovakia, yêu cầu trợ giúp pháp lý. Nội dung thư trình bày về “tình nghi đội đặc vụ từ Việt Nam hoạt động gián điệp ở nước ngoài do chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ”, và cũng đề cập đến cuộc gặp giữa đại diện chính phủ Slovakia và Việt Nam tại khách sạn Bôrik ở Bratislava thủ đô Slovakia vào ngày 26.07.2017, ba ngày sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra.

Đến ngày 04.10.2017, yêu cầu này đã được bổ sung với một lệnh bắt giam một người đàn ông Việt Nam mà có mặt trong cuộc họp nêu trên: Trung tướng mật vụ Đường Minh Hưng, người bị tình nghi chỉ huy vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Vào đầu tháng 11 năm 2017 thông qua Viện Công tố Slovakia, yêu cầu trợ giúp pháp lý của Đức được gửi đến cảnh sát Slovakia, chính xác hơn là gửi đến một bộ phận của Cơ quan Hình sự Quốc gia trực thuộc Bộ Nội vụ. Sau đó, Nhà chức trách Slovakia đã đáp ứng yêu cầu này của các nhà điều tra Đức: ngày 24.11.2017 Tòa án Slovakia ra quyết định, công bố các dữ liệu điện thoại của những người bị cáo buộc mà có mặt tại khách sạn Bôrik.

Vào cuối tháng 11, cảnh sát Slovakia đã gửi thư hỏi người đứng đầu bộ phận Lễ tân của Bộ Nội vụ Slovakia, là người cũng có mặt tại cuộc họp ở khách sạn Bôrik ngày 27/07/2017. Trong thư, cảnh sát không đề cập đến vụ bắt cóc, nhưng họ kiên quyết đòi hỏi bất kỳ thông tin nào liên quan đến cuộc họp này. Sau đó, người đứng đầu Lễ tân gửi một bản tường trình ngắn gọn về cuộc họp bao gồm tên họ của những người tham dự, nhưng lại ỉm đi việc sau đó một nhóm gồm 12 người Việt Nam – kể cả Trung tướng mật vụ Đường Minh Hưng, là người đang bị truy nã lúc đó – rời khỏi Slovakia bằng một chuyên cơ của chính phủ nước này.

Vào thời điểm đó, dường như có những hé lộ được lan truyền xa và rộng. Hiện nay ông Andrej Kiska, Tổng thống Slovakia kể lại những gì ông đã nghe được vào cuối mùa hè năm ngoái: rằng một người Việt Nam bị bắt cóc từ Đức và bị áp tải sang Slovakia; rằng một hộ chiếu giả đã được cấp cho nạn nhân và nạn nhân bay ra khỏi EU bằng một chuyên cơ của chính phủ Slovakia. “Dường như tôi không thể nào tin được rằng Bộ Nội vụ của chúng tôi dính líu đến một vụ bắt cóc“, Tổng thống Kista nói. “Nó giống như một bộ phim Hollywood tồi“.

Tổng thống Kiska, không đảng phái, là người mà thường tỏ thái độ phê bình đường lối của chính phủ Slovakia, đã cáo buộc chính quyền Slovakia không tiến hành điều tra: ông ngạc nhiên, nói, chỉ có người Đức điều tra nghi vấn nghiêm trọng này “đáng lẽ cảnh sát và Viện Công tố của chúng tôi cũng phải điều tra“. Nhưng ông tin chắc rằng “sự thật sẽ được tìm ra, vì nếu không, chúng tôi sẽ phải chịu tai tiếng rất xấu ở châu Âu“.

Ngoại trưởng Miroslaw Lajčák, cũng không đảng phái, hứa sẽ làm sáng tỏ, dĩ nhiên ông chỉ quan tâm đến khía cạnh ngoại giao. “Tình hình rất nghiêm trọng. Chúng tôi nên điều tra đến tận cùng, bởi vì nếu không, nó thực sự có thể có một tác động tiêu cực đến mối quan hệ của chúng tôi với Đức“.

Ảnh chụp bài báo trên tờ TAZ (bản báo điện tử)

Nguồn: Hiếu Bá Linh/Baotiengdan

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo