Liên bang Đức

TU Dresden nghiên cứu tình trạng bạo hành học đường ở Đức

Cập nhật lúc 05-01-2011 16:11:13 (GMT+1)
Ảnh minh họa- Nguồn: morgenpost.de

 

Tuổi thơ vốn dĩ là khoảng thời gian kì diệu đầy ắp những kỉ niệm hồn nhiên và lanh lảnh tiếng cười. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với không ít trẻ em lại hoàn toàn khác. Nhiều em là nạn nhân của nạn bạo hành học đường (mobbing), ức hiếp, quấy rối, trêu chọc, bêu xấu, cô lập, khiêu khích, đánh đập… – một hiện tượng khá phổ biến, nan giải, tồn tại từ lâu và ngày càng phát triển trên thế giới.


Carola, bé gái 13 tuổi, là một trường hợp. Cha mẹ bé rất khổ tâm khi biết được điều đó. Họ phải đưa Carola đi tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ tâm lý. Carola cho biêt: bé đã bị các bạn cùng lớp cô lập, trêu chọc và bắt nạt, gây cho bé tâm lý sợ sệt mỗi khi đến trường.

Trường hợp của Carola đã được hai chuyên gia tâm lý Inge Seiffge-Krenke và Nicole Welter tìm hiểu. Họ nhấn mạnh rằng, các định chính xác bên nào có lỗi trong chuyện này không hề đơn giản. Trong các vụ bạo lực học đường, nạn nhân không phải lúc nào cũng là người vô tội. Nhà nghiên cứu khoa học giáo dục Wolfgang Melzer của trường Đại học Bách Khoa Dresden cho biết, cứ trong 10 trường hợp bạo hành học đường, thì có đến 5 nạn nhân lại chính là kẻ khơi mào. Nạn bạo hành học đường ngày càng phổ biến và là chuyện thường xuyên xảy ra ở các trường học tại Đức. Những trẻ vị thành niên vừa bước vào giai đoạn dậy thì, dễ trở thành nạn nhân nhất. Có 4 dạng cơ bản của nạn bạo hành học đường: bạo hành thể xác (körperliche Gewalt), bạo hành tinh thần (psychische Gewalt) và bạo hành xã hội (gesellschaftliche Gewalt).

Ông Melzer cho biết, có khoảng 5% trẻ em bị bạn học bạo hành thể xác kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Nhiều hơn 5% là nạn nhân của những trò bạo hành ở cấp độ nhẹ hơn. Trong một cuộc khảo sát của Viện nghiên cứu tội phạm tại Dresden, rất nhiều trẻ em thú nhận rằng chúng bị bạn học uy hiếp, trong đó có khoảng 1/3 số em nói rằng mình bị xúc phạm và trêu chọc. Các bậc phụ huynh vẫn luôn quan niệm: những đứa trẻ trong vai trò nạn nhân là vô tội.

Hầu hết các ông bố, bà mẹ thường đứng về phía con mình và phủ nhận con họ dự phần gây ra bạo hành học đường. Khác với người lớn, các em học sinh nhìn nhận sự việc ở một góc độ khác. Theo một nghiên cứu tại Thụy Điển: “gần 70% trẻ vị thành niên từ 15 đến 16 tuổi cho rằng,  những đứa trẻ được cho là nạn nhân cũng góp phần gây ra các vụ bạo hành học đường”. Những học sinh được phỏng vấn đã nhận xét: nạn nhân thường muốn chiếm được quyền lực và gây sự chú ý từ các bạn học.

Thoạt nghe, ý kiến trên có vẻ không được khách quan, khi cho rằng nạn nhân cũng đồng thời là thủ phạm. Tuy nhiên, hai chuyên gia tâm lý Inge Seiffge-Krenke và Nicole Welter đã không ngoại trừ khả năng đó. Trong trường hợp Carola, sau một thời gian dài điều trị tâm lý cho bé, bà Seiffge-Krenke và Welter cho biết: “ban đầu Carola không ý thức được các hành động công kích do chính mình gây ra cho các bạn học. Chỉ khi nhận ra được chính bản thân bé vô tình là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, Carola mới ý thức được lỗi lầm mà mình đã gây nên”. Từng điều trị tâm lý cho không ít nạn nhân của bạo lực học đường, và biết được nhiều nạn nhân lại chính là người khơi mào, bà Seiffge-Krenke vẫn tuyên bố rằng, tuy vậy không được xem đó là cách giải thích cho nạn bạo hành học đường. Bà nói: một học sinh bất lực bị bạn uy hiếp và hành hạ phải được nhà trường, thầy cô giáo, phụ huynh, bạn bè và xử lý thích đáng thủ phạm bạo hành.


Theo Wordpres/Người Việt

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo