Liên bang Đức

Truyền thông Đức dự báo mức án cho Trịnh Xuân Thanh

Cập nhật lúc 06-12-2017 08:24:21 (GMT+1)
Chính phủ Đức sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến tiếp theo vụ Trịnh Xuân Thanh và có quyết định phù hợp cho quan hệ song phương v

 

Ngay sau khi Tòa án Nhân dân TP Hà Nội công bố sẽ xét xử cựu lãnh đạo ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh vào tháng 1/2018, các báo của Đức đồng loạt đăng tin về quyết định này và nhận định ông Thanh có thể đối mặt án tử hình.


Hãng tin thông tấn Đức DPA, tuần báo Tấm Gương (Der Spiegel) và Berliner Zeitung các tờ báo lớn khác của Đức hôm 4/12 đăng tải thông tin cựu doanh nhân 51 tuổi Trịnh Xuân Thanh, người mà Bộ ngoại giao Đức cho là bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ở Berlin cuối tháng 7, sẽ bị đưa ra tòa xử vào tháng 1/2018.

Chánh án Tòa án Nhân dân TP Hà Nội Nguyễn Hữu Chính hôm 4/12 được truyền thông trong nước dẫn lời nói tại phiên khai mạc một kỳ họp của Hội đồng Nhân dân thành phố rằng ông Thanh sẽ bị xét xử trong 2 vụ án tham nhũng vào đầu năm sau.

“Trong tháng 1/2018 tòa án Hà Nội phải sớm đưa ra xét xử vụ án Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm tội tham ô tài sản tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam PVC và vụ án Trịnh Xuân Thanh cùng các đồng phạm cũng tham ô tài sản xảy ra ở Công ty Cổ phần Bất động sản Dầu khí Việt Nam,” ông Chính nói.

Bài viết về quyết định của Việt Nam sẽ đưa ông Trịnh Xuân Thanh ra xét xử vào tháng 1/2018 trên nhật báo Berliner Zeitung ra ngày 4/12/2017.
Bài viết về quyết định của Việt Nam sẽ đưa ông Trịnh Xuân Thanh ra xét xử vào tháng 1/2018 trên nhật báo Berliner Zeitung ra ngày 4/12/2017.

Việt Nam cáo buộc ông Thanh làm thất thoát hơn 3.300 tỷ đồng (147 triệu USD) trong thời gian làm lãnh đạo PVC từ 2009-2013. Trong khi chính phủ Đức cáo buộc Việt Nam đã bắt cóc ông Thanh, người đang xin quy chế tị nạn trên đất Đức, thì Hà Nội lại tuyên bố Ông Thanh tự trở về đầu thú.

Các luật sư của ông Thanh ở Đức cho rằng ông Thanh không tự về đầu thú và nhận định ông là “một nạn nhân của cuộc chiến quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản,” theo DPA.

Chính phủ Đức và sứ quán Đức đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến tiếp theo của vụ xử ông Thanh và sẽ đưa ra những quyết định thích hợp cho mối quan hệ song phương với Việt Nam.

Theo DPA

Tuần trước Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tuyên bố muốn “khẩn trương” đưa ra xét xử vụ Trịnh Xuân Thanh mà ông cho là “đặc biệt.” Đầu năm nay, người đứng đầu Đảng Cộng sản đã nói rằng sẽ “bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh để đưa về nước xét xử.” Nhiều chuyên gia nhận định rằng việc “bắt cóc” ông Thanh về là một phần trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng.

Truyền thông Đức cho rằng nếu bị buộc tội, ông Thanh có thể sẽ bị mức án tử hình.

Luật sư Trần Thu Nam của Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết đó là mức án cao nhất cho các cáo buộc tham nhũng. “Mức độ tham ô tham nhũng trên 5 tỷ đồng hoặc làm thiệt hại trên 5 tỷ đồng thì có thể bị mức phạt cao nhất là tử hình.”

Theo đánh giá của luật sư Nam, việc ông Thanh bỏ trốn theo cáo buộc của Việt Nam là một trong những tình tiết tăng nặng cũng như số tiền thất thoát quá lớn, như trong vụ này, thì cựu lãnh đạo ngành dầu khí khó có khả năng “thoát án” tử hình.

Bên ngoài sứ quán Việt Nam tại Berlin. Chính phủ Đức đã trục xuất 2 nhân viên đại sứ quán ở đây sau khi cáo buộc mật vụ Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngày 23/7 tại Berlin.
Bên ngoài sứ quán Việt Nam tại Berlin. Chính phủ Đức đã trục xuất 2 nhân viên đại sứ quán ở đây sau khi cáo buộc mật vụ Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngày 23/7 tại Berlin.

Chính phủ Đức và sứ quán Đức đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến tiếp theo của vụ xử ông Thanh và sẽ đưa ra những quyết định thích hợp cho mối quan hệ song phương với Việt Nam, theo DPA. Cũng theo hãng thông tấn Đức, Việt Nam “đã biết thái độ của Chính phủ liên bang Đức đối với án tử hình.”

Việt Nam là một trong số 58 quốc gia trên thế giới vẫn áp dụng mức án tử hình.

Tờ báo kinh doanh hàng đầu của Đức, Handelsblatt, hôm 4/12 cho rằng những lo ngại về mức án tử hình ở Việt Nam là có cơ sở. Tuần báo này, trong chuyên mục riêng có tên “Trịnh Xuân Thanh” nằm trong trang “Chính trị quốc tế” lấy trường hợp gần đây nhất về việc kết án tử hình cựu giám đốc điều hành Nguyễn Xuân Sơn của PetroVietnam làm 1 ví dụ cho mối quan ngại này.

Các điều luật có án tử hình đã được lượt bỏ rất nhiều trong luật pháp Việt Nam, theo luật sư Nam, nhưng “những vụ án liên quan đến tham nhũng nếu không có hình phạt tử hình” có thể sẽ trầm trọng hơn.

“Khi chưa kiểm soát được tình trạng tham nhũng mà bỏ ngay hình phạt tử hình thì sợ rằng nó sẽ gây tác dụng ngược," theo LS Nam. "Nó bảo đảm quyền sống của một người nhưng nó sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều cho xã hội và cho ngân sách nhà nước.”

Nguồn: Khánh An/VOA

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo