Liên bang Đức

Người Việt biểu tình ở Đức, nhắc tên Trịnh Xuân Thanh

Cập nhật lúc 13-08-2017 22:34:29 (GMT+1)
Hình ảnh người Việt biểu tình ở Berlin, Đức, hôm 12/8. VOA.

 

Hàng chục người Việt hôm 12/8 xuống đường biểu tình ở Berlin, đòi “nhân quyền cho Việt Nam” và nhân dịp này, cũng nêu vụ bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức. Nhiều người Việt mang theo quốc kỳ Đức và cờ Việt Nam Cộng hòa cũng như các biểu ngữ. Họ hô vang các khẩu hiệu vì nhân quyền, tự do và dân chủ Việt Nam trước cổng Brandenburg và cơ quan đại diện ngoại giao của Hà Nội ở Berlin.


Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch tổ chức có tên gọi Liên hội người Việt tị nạn tại Cộng hòa Liên bang Đức, cho biết: “Tôi không đoán được tác động của cuộc biểu tình đến nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, nhưng đối với dư luận Đức chúng tôi đã để lại một tiếng vang đáng kể”.

Lên tiếng tại cuộc tuần hành, blogger Người Buôn Gió, một người Việt sinh sống ở Berlin, nói về vụ việc gây rúng động cộng đồng mấy ngày qua: “Bất chấp tất cả đề nghị của các tổ chức nhân quyền quốc tế, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam còn tiến một bước dài, và trắng trợn hơn nữa là bắt người tị nạn, đang nộp đơn xin tị nạn trên đất Đức, xâm phạm một cách trắng trợn luật pháp quốc tế và dư luận quốc tế, không cần quan hệ ngoại giao Việt – Đức”.

Người được coi là từng liên hệ với ông Trịnh Xuân Thanh trước khi cựu quan chức này bị bắt nói tiếp: “Họ đánh đổi. Như chúng ta đã biết, quan hệ ngoại giao cũng phải xây dựng, mất rất nhiều công sức, và tiền bạc. Nó cũng là một tài sản quốc gia mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đánh đổi tài sản đấy”.

Cuộc biểu tình diễn ra hai ngày sau khi cơ quan công tố liên bang Đức tiếp nhận cuộc điều tra vụ bắt cóc từ các đồng nghiệp ở thủ đô Berlin, nơi xảy ra vụ việc được cho đang đẩy mối quan hệ Việt – Đức xuống mức thấp kỷ lục trong nhiều năm.

Trong thông cáo ra ngày 10/8, cơ quan công tố liên bang Đức cho rằng nạn nhân đã được đưa tới Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin trước khi bị đưa về nước.

Chính vì lẽ đó, cơ quan này đang tiến hành điều tra về nghi vấn “hoạt động gián điệp nước ngoài” và “việc tước đoạt tự do của con người”.

Việt Nam cho tới nay mới chỉ “lấy làm tiếc” về việc Bộ Ngoại giao Đức ra thông cáo đầu tháng Tám, cáo buộc Hà Nội “bắt cóc” ông Thanh trên đất của quốc gia Tây Âu này, đồng thời nhấn mạnh rằng cựu quan chức tỉnh Hậu Giang này về nước “tự thú”.

Tới ngày 9/8, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cho biết vẫn chưa nhận được “hồi đáp chính thức” của Việt Nam về chuyện phải để cho ông Thanh trở lại Đức để được xét đơn xin tị nạn. Ông Gabriel nhấn mạnh rằng Đức “sẽ không dung thứ” dù “trong bất kỳ hoàn cảnh nào” và “sẽ không để yên” chuyện này.

Trước khi tiến hành cuộc biểu tình trên, Liên hội người Việt tị nạn tại Cộng hòa Liên bang Đức hôm 5/8 đã gửi thư ngỏ tới Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Đức Thomas De Maizière để bày tỏ “lo ngại cho an ninh của những người Việt tranh đấu nhân quyền cho Việt Nam tại Đức”.

Tổ chức này viết rằng vụ bắt giữ ông Thanh là “một mối đe dọa trực tiếp vào an ninh của cộng đồng người Việt tị nạn trên nước Đức” và rằng “chúng ta không thể loại bỏ khả năng nhân viên tình báo và đại sứ Việt Nam tại Đức vẫn tiếp tục theo dõi, dọa dẫm và làm hại những người Việt tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam tại ngay trên lãnh thổ Đức”.

Tới nay, cơ quan đại diện ngoại giao của Hà Nội ở Berlin cũng như Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng trước sự quan ngại này.

Trong một diễn biến mới nhất, nhật báo Süddeutsche Zeitung của Đức hôm 12/8 dẫn lời một số dân biểu của nước này nói rằng nói tới chuyện phải "đóng băng các khoản ngân quỹ trong khuôn khổ hợp tác phát triển" Việt - Đức.

Nguồn: VOA

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo