Liên bang Đức

Học đại học ở Đức: Con đường chông gai

Cập nhật lúc 27-02-2015 20:25:09 (GMT+1)
Cuộc thi cắm hoa tại Hội trại sinh viên Việt Nam 2014.

 

Học đại học ở Đức đòi hỏi chất lượng cao nên rất khó, có tới ¼ số sinh viên phải bỏ dở hoặc chuyển sang học ngành khác. Đối với ngành toán thì có tới một nửa phải bỏ học giữa chừng.


Khác với ở Việt Nam là việc thi vào đại học rất khó, nhưng khi đã thi đỗ vào một trường đại học thì hầu như các sinh viên đều sẽ tốt nghiệp và có tấm bằng đại học. Tại Đức, việc tuyển chọn vào các trường đại học dựa vào điểm tốt nghiệp Tú tài (Abitur). Điểm chuẩn để nhận sinh viên ở các trường, các khoa khác nhau và mỗi năm một khác. Thậm chí có những khoa không cần điểm chuẩn, cứ đăng ký học là được nhận. Tuy nhiên, việc được nhận vào học và việc theo học được, đỗ được đủ các môn để tốt nghiệp, có được tấm bằng đại học lại không phải là điều dễ dàng. Chỉ sau năm đầu tiên đã có nhiều sinh viên phải bỏ cuộc.

Theo kết quả một công trình nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đại học Đức (DZHW), có tới 28 % số sinh viên đã bỏ dở khóa học trong những sinh viên tốt nghiệp năm 2012. Đây là lần thứ bảy liên tiếp DZHW công bố tỉ lệ sinh viên bỏ dở khóa học. So với các công trình nghiên cứu được công bố trước đây, tỉ lệ sinh viên bỏ học là tương đương.

Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa trường đại học tổng hợp (Universität), có tỉ lệ sinh viên bỏ học nhiều hơn các trường đại học chuyên ngành (Fachhochschule) và sự khác biệt giữa các khoa: Tỉ lệ bỏ học cao nhất ở khoa toán và khoa học tự nhiên. Tại các trường đại học tổng hợp, có tới bốn trong mười sinh viên (39%) không thể tốt nghiệp. Tại các trường đại học chuyên ngành, tỉ lệ đó là 34%. Đặc biệt nghiêm trọng là khoa toán. Tại các trường đại học tổng hợp, có tới 47% sinh viên phải bỏ dở giữa chừng. Đứng ở vị trí thứ hai là các ngành khoa học – kỹ thuật với 36% sinh viên phải bỏ dở giữa chừng.

Nguồn: Văn Long/ Thoibao.de

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo