Liên bang Đức

Đức sẽ tiến hành cải tổ quân đội

Cập nhật lúc 28-08-2010 20:10:19 (GMT+1)
Ảnh minh họa- Nguồn: topnews.in

 

Sau nhiều tháng suy đoán của dư luận, cuối cùng Bộ trưởng Quốc phòng Đức đã đưa ra một dự thảo tái cơ cấu quân đội nước này, trong đó có một đề nghị đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong suốt thời gian qua.


Nếu được thông qua, sự thay đổi về quy mô và cơ cấu của quân đội Đức sẽ là những cải tổ sâu rộng nhất so với bất cứ thành viên NATO nào kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc.

Trung tâm của gói cải tổ theo đề xuất của Bộ trưởng Quốc phòng Đức Karl Theodo zu Guttenberg hôm thứ 2, là giảm biên chế quân từ 252.000 xuống 163.000 quân, đồng thời cắt chế độ nghĩa vụ quân sự. Theo đó sẽ làm cho quân đội Đức – hay còn gọi là Bundeswehr – bớt cồng kềnh hơn, như xóa bỏ 9 trung tâm chỉ huy chiến đấu, và đóng cửa 403 căn cứ quân sự hiện có.

Cải cách này là nhằm tạo cơ hội để phát triển quân đội Đức thành một đội quân chuyên nghiệp, được đào tạo tốt hơn và binh lính được trả lương cao hơn, đồng thời được làm việc trong một môi trường với trang bị tốt hơn để đáp ứng các yêu cầu an ninh hiện nay.

“Đức đã học được nhiều bài học từ sự tham chiến của mình tại Afghanistan”, Oliver Schmidt, một chuyên gia NATO và an ninh quốc tế nói với TIME. “Nếu những cải cách này được phê duyệt và nếu trong tương lai, Đức phải tham gia vào các sứ mệnh quốc tế khác, Bundeswehr sẽ được trang bị tốt hơn và sẽ sẵn sàng để hoàn thành nhiệm vụ”.

Một số nhà phân tích chỉ trích sự cải cách này vì nó không dựa trên tổng thể cải cách và sự hài hòa trong cấu trúc an ninh Châu Âu. Mặc dù Châu Âu luôn có ý thức khuyến khích và hỗ trợ các quốc gia khi thực hiện sứ mệnh bên ngoài biên giới Khối nhưng những áp lực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến các nước phải tự điều chỉnh cơ cấu quân đội nước mình chứ không phải từ sự khuyến khích cải cách của Châu Âu.

Không thể nói chắc chắn rằng việc cải tổ quân đội Đức lần này sẽ giống với lần cải cách chính trị của nước này trước đó. Có rất nhiều người, kể cả những đồng mình chính trị, phản đối kế hoạch cải tổ của Guttenberg.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã hứa sẽ “đối thoại trên tinh thần xây dưng” trong những tháng tới, nhưng bản thân lại không cam kết bất cứ điều gì trong bản đề xuất. Đảng Dân chủ xã hội, một đảng đối lập chính và Hiệp hội Bundeswehr, một dạng hiệp hội của những quân nhân nhập ngũ đều lên tiếng chống lại bản dự thảo, cả hai đều cho rằng việc cắt giảm quân số sẽ không thể đáp ứng được về mặt nhân lực của một quân đội hiện đại.

Các thành viên bảo thủ trong đảng của Bộ trưởng Guttenberg, Liên minh xã hội Thiên chúa giáo, Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo của thủ tưởng Merkel đều tin rằng nếu Dự thảo được thông qua sẽ là một dấu hỏi về các giá trị văn hóa. Họ nói, điều này không chỉ là "thay máu" Bundeswehr mà còn tạo ra một trong những khoảng cách lớn nhất giữa người dân và chính quyền.

Đức thông qua luật nghĩa vụ quân sự lần đầu tiên cách đây 200 năm nhằm tạo nên một quân đội hùng mạnh đủ sức đương đầu với Napoleon, bảo vệ đất nước. Sau Hiệp ước Verseilles, Adolf Hitle đã cho khôi phục luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với mọi công dân Đức. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Tây Đức đã bãi bỏ luật này, theo đó tôn trọng quyền lựa chọn của công dân, luật này được thông qua năm 1956.

Những người bảo thủ trong đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo, vẫn muốn duy trì luật này đồng thời nhất mực đòi Guttenberg thay đổi dự thảo. Thống đốc theo đường lối bảo thủ bang Hesse, Roland Koch nói rằng “mặc dù Đức đang gặp phải khó khăn về kinh tế, nhưng chúng ta phải tìm ra con đường để Bundeswehr vẫn phải có một chỗ đứng trong lòng xã hội”.

Việc cắt chế độ nghĩa vụ quân sự không những làm ảnh hưởng tới nền kinh tế của những bang vốn dựa vào các căn cứ quân sự đóng trên địa bàn mà còn tạo ra gánh nặng đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe công…

Bất chấp những phản đối từ nhiều phía, Bộ trưởng Guttenberg khi trình bày dự thảo trước Quốc hội hôm thứ 2 vẫn nói: “Bundeswehr sẽ tinh gọn hơn và sức chiến đấu cao hơn”, và rằng, “đây mới chỉ là bước khởi đầu cho những tranh luận quan trọng về sau”.

Theo Time/TTVD

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo