Liên bang Đức

Cảnh sát Đức truy quét nạn nhập cư bằng "hôn nhân visa", "ông bố giả"

Cập nhật lúc 11-10-2017 10:26:51 (GMT+1)
​Hàng trăm Cảnh sát Đức được huy động tham gia chiến dịch truy quét nạn “hôn nhân visa”

 

Mới đây, cảnh sát Đức quyết định mở cuộc tấn công quy mô nhằm vào các băng nhóm tội phạm chuyên môi giới hôn nhân giả để làm visa nhập cư vào EU.


Các nhà chức trách Đức cho biết, để có thể nhập cư vào Đức, các băng nhóm tội phạm sử dụng rất nhiều thủ đoạn nhằm trốn tránh các quy định của pháp luật.

Giấy chứng nhận kết hôn giả: Giá 13.000 euro

Thông tin được đăng tải trên tờ DW (Đức) cho biết, ít nhất 70 trường hợp kết hôn giả do cùng một băng nhóm tội phạm thực hiện đã bị phát hiện. Nam giới người Nigeria bị nghi ngờ đã trả tiền để có được giấy chứng nhận kết hôn giả với phụ nữ Bồ Đào Nha với mục đích nhập cư vào các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU).

“Hàng trăm nhân viên cảnh sát Đức đã được huy động tham gia chiến dịch quy mô lớn. Cảnh sát đã đột kích vào ít nhất 41 căn hộ ở Thủ đô Berlin, thành phố Potsdam, Frankfurt và Görlitz. 1 người đàn ông và 4 phụ nữ đã bị bắt giữ. Ít nhất 70 trường hợp kết hôn giả mạo cũng liên quan đến một băng nhóm tội phạm buôn người. Cảnh sát cho biết, 4 nghi phạm nữ trong độ tuổi từ 46-64 và nghi phạm nam giới khoảng 50 tuổi”, tờ DW đưa tin.

Thủ đoạn hoạt động của băng nhóm tội phạm này là tìm kiếm  những người đàn ông Nigeria muốn ở lại EU và kết nối, “ghép đôi” họ với những người phụ nữ Bồ Đào Nha.

Những người đàn ông này phải trả khoảng 13.000 euro để có được giấy chứng nhận kết hôn giả ở Nigeria cùng với câu chuyện tình yêu sâu đậm với người vợ Bồ Đào Nha để trình bày với các nhà chức trách Đức.

 

Những người phụ nữ tham gia đường dây kết hôn giả thường bay về Bồ Đào Nha sau vài ngày đến Đức.

Theo Cảnh sát liên bang Đức, mục đích của cuộc truy quét là để ngăn chặn các trường hợp nhập cư bất hợp pháp. Chính quyền Đức sẽ làm việc với Europol để cung cấp thông tin và tìm cách đối phó với nạn kết hôn giả ở EU.

Được biết, những cuộc tấn công tương tự của các cơ quan chức năng cũng đã được triển khai ở Bồ Đào Nha, song song với những vụ tấn công ở Đức.

5.000 trường hợp “ông bố giả” 

Không chỉ có nạn kết hôn giả, các băng nhóm tội phạm còn sử dụng chiêu “ông bố giả” để “lách luật” nhập cư.

Vào tháng 6-2017, Cảnh sát Đức đã triệt phá một đường dây tội phạm chuyên môi giới “ông bố giả”

. Theo đó, những người đàn ông Đức được trả tiền để nhận làm cha của trẻ em nhập cư đến từ một số quốc gia châu Phi và khu vực Đông Âu. Nếu có bố là người Đức, các em bé sẽ được nhập quốc tịch Đức và mẹ các em cũng được xin giấy phép cư trú hợp pháp tại Đức.

Các nhà chức trách ước tính, khoảng 5.000 trường hợp “ông bố giả”mỗi năm ở Đức. Chỉ tính riêng ở Thủ đô Berlin, mỗi năm có khoảng 700 trường hợp “ông bố giả”. Martin Steltner - Người phát ngôn của Văn phòng Công tố Berlin thông tin, có trường hợp, một người đàn ông tuyên bố quyền cha - con với 10 đứa trẻ khác nhau.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đức Ole Schröder cho biết:

“Hiện tượng “ông bố giả” đang bùng nổ ở Đức. 5.000 trường hợp bị phát hiện mỗi năm chỉ là “đỉnh của tảng băng chìm”, con số thực tế có thể cao hơn nhiều lần. Trong nhiều trường hợp, đàn ông Đức nhận làm “bố giả” hầu hết không có việc làm, sống nhờ phúc lợi xã hội”. 

Chính phủ liên bang Đức đang lên kế hoạch ngăn chặn ngành công nghiệp “giả mạo” để được cư trú ở Đức.

Tuy nhiên, điều này gặp nhiều cản trở vì có thể khiến nhiều trẻ em trở thành người vô gia cư. Rất khó để truy tố “ông bố giả” vì cảnh sát không thể chờ kết quả xét nghiệm ADN của hàng nghìn trường hợp trong cùng một thời điểm.

Bên cạnh đó, bí mật riêng tư cá nhân được pháp luật bảo vệ.

Bất cứ người đàn ông nào có tên hợp pháp trên giấy khai sinh đều được coi là cha, cho dù trên thực tế họ có quan hệ huyết thống, sinh học với đứa trẻ hay không. 

 

“Hiện tượng “ông bố giả” đang bùng nổ ở Đức. 5.000 trường hợp bị phát hiện mỗi năm chỉ là “đỉnh của tảng băng chìm”, con số thực tế có thể cao hơn nhiều lần. Trong nhiều trường hợp, đàn ông Đức nhận làm “bố giả” hầu hết không có việc làm, sống nhờ phúc lợi xã hội”.  

Ông Ole Schröder (Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đức)

Nguồn: Tinnuocduc

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo