Văn nghệ

Chuyện thời covid (T.3)

Cập nhật lúc 11-08-2020 10:52:29 (GMT+1)

 

1- Không thể coi thường những quy định đã được ban hành trong thời covid. Gần đâu, một hành khách trong chuyến bay từ Poznan đến Zakintos (Hi lạp) đã không được bay và bị phạt 300 zł vì đã không chịu đeo khẩu trang.


Mặc dù những người phục vụ trên khoang báy bay nhiều lần yêu cầu vị khách này đeo khẩu trang nhưng người này chỉ đeo lên một lúc rồi bỏ ra. Do không thể thuyết phục được hành khách, tổ lái đã quyết định bỏ đường băng xuất phát và trở về vị trí đỗ ban đầu. Sau đó cảnh sát sân bay được gọi đến để sử lí vụ việc. Chuyến bay do đó đã cất cánh muộn khoảng 1 tiếng và vị hành khách bướng bỉnh 26 tuổi đành ngậm ngùi ở lại. Trường hợp tương tự cũng đã xảy ra tại sân bay Wrocław vào ngày 1 tháng 8 khi một phụ nữ 36 tuổi bay từ Oslo về không chịu đeo khẩu trang. Ngoài ra người này còn từ chối điền vào mẫu khai báo y tế (karta lokalizacyjna). Cảnh sát biên phòng đã đến giải quyết và tuyên phạt 200 zł.  

2- Một phụ nữ được một người tự xưng là cảnh sát gọi điện thoại báo tin con gái mình bị nhiễm coronavirus, đang nằm ở bệnh viện trong tình trạng nguy kịch và rất cần một mũi tiêm phòng đắt tiền nhập về từ Mỹ. Vị cảnh sát này cho biết chi phí cho mũi tiêm này khoảng vài chục nghìn zloty. Vì muốn cứu con gái, người đàn bà này đã mang tiền đến chỗ hẹn, trao cho người đàn ông không quen biết. Sau đó bà mới biết đã bị lừa. Hiện cảnh sát Szczecin đang truy lùng kẻ lừa đảo này. 

3- Tòa án tại Bydgoszcz vừa tuyên phạt hai tháng tạm giam một người đàn ông với tội danh đe dọa và đánh nhân viên làm việc trong một cửa hàng. Sự việc xảy ra khi người bán hàng từ chối phục vụ vị khách này vì anh ta không có đồ che mồm và mũi theo quy định đảm bảo an toàn trong thời đại dịch covid-19. Lần đầu đến mua hàng, khi bị từ chối anh này đi ra khỏi cửa hàng nhưng gọi tên cô bán hàng và có lời dọa nạt. Khi đến mua hàng lần tiếp theo và lại bị từ chối thì anh ta đã đánh vào mặt cô nhân viên bán hàng. Cú đấm đã làm cô bán hàng bị ngất xỉu và người ta phải gọi xe cấp cứu đến chở cô vào bệnh viện.

4- Coronavirus đã thực sự làm rối loạn mọi hoạt động của con người trên thế giới. Các giải thi đấu thể thao trong thời covid cũng không là ngoại lệ. Vào cuối tháng 8 năm nay, giải quần vợt Mỹ mở rộng (US Open) bắt đầu. Đây là một trong bốn Grand slam được tổ chức hàng năm. Năm nay do đại dịch covid-19 chỉ có giải Úc mở rộng được tổ chức hoàn hảo. Giải Wimbledon (tại Anh) đã bị hoãn vì đại dịch. Nay bất chấp dịch bệnh ở Mỹ đang thời kì cao điểm và thành phố Nữu Ước đã từng là một ổ dịch lớn nhất nước Mỹ, Ban tổ chức của US Open vẫn quyết tâm mở giải. Điều này làm cho nhiều cầu thủ lo ngại và từ chối tham gia. Hệ lụy của giải đấu Adria Tour đang còn ở trước mắt. Nhưng nước Mỹ bao giờ cũng có những quyết định táo bạo. Những tin tức giờ chót cho biết rất nhiều cầu thủ trong đó có những cầu thủ top 10 sẽ không tham dự giải. Ngay từ đầu, cựu vô địch US Open Rafal Nadal đã từ chối với lí do đơn giản là không thể tham gia. Kế đó là Roger Federer  từ chối vì đang bị chấn thương. Gần đây nhất, cầu thủ từng đoạt chức vô địch giải này cách đây 4 năm là Stan Wawrinka đã tuyên bố không tham gia vì lo ngại dịch bệnh. Các cầu thủ nữ như A. Barty (số1) và E. Switolina (số 5), K. Bertens (số 7) cũng sẽ vắng mặt tại giải đấu này. Ngoài ra, một số lượng đông đảo các cầu thủ có tên tuổi khác vắng mặt làm cho US Open năm nay chắc chắn sẽ kém phần hấp dẫn.

5- Ngày chủ nhật vừa qua (09/08/2020) khi trả lời phỏng vấn trang tin Politico, ủy viên phụ trách các vấn đề về sức khỏe của Hội đồng châu Âu Stella Kryriakides đã thông báo một tin vui: „Mặc dù dự báo còn có thể gặp rủi ro nhưng chúng ta đang có những tín hiệu rằng mũi tiêm chủng chống coronavirus đầu tiên sẽ được thực hiện trong cộng đồng vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau”.

Trong khi đại dịch vẫn đang có dấu hiệu tăng lên và lòng tin của con người vào những cố gắng của chính quyền nhà nước ngày càng giảm đi thì đây đúng là một tin vui cho mọi người. Theo những thông báo chính thức, trong cuối tháng 7/2020 Hội đồng châu Âu đã thỏa thuận với công ty Sanofi (có trụ sở đặt tại Pari, CH Pháp) để sản xuất 300 triệu liều vaccine chống covid-19 cho các nước thành viên của mình. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn phải chờ xem những nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng có chứng tỏ những vaccine này có hiệu quả và an toàn hay không.

Xuân Nguyên (Sưu tầm)
Nguồn: Queviet.eu

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo