Thời sự

Các vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ G6 ủng hộ cuộc chiến chống nhập cư bất hợp pháp

Cập nhật lúc 15-07-2010 09:58:19 (GMT+1)
Ảnh minh họa

 

Bài viết cho thấy những kết quả thảo luận của các nước G6 về vấn đề nhập cư bất hợp pháp đồng thời nhấn mạnh cách xử sự của nhà nước Ý là trả người nhập cư về Libie là trái pháp luật. Các nước này cũng xem xét đến sự phát triển của lĩnh vực này trong tương lai.


Cuối tháng 5 năm 2010 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nội vụ các nước Ý, Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Ba Lan còn gọi là các nước G6 đã tham gia Hội nghị thượng đỉnh tại Ý dưới sự chủ tọa của ông Roberto Maroni, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nước chủ nhà. Những vị Bộ trưởng tham gia hội đàm đã hứa sẽ cùng nhau hợp tác trong cuộc chiến chống nhập cư bất hợp pháp, chủ nghĩa khủng bố và các tổ chức tội phạm. Tham gia cuộc gặp gỡ không chính thức này còn có cả Thanh tra cảnh sát châu Âu, bà Malmströmová và đại diện của Bộ An ninh Nội địa Mỹ là ông Eric Holder và ông David Heyman.

Hội nghị thượng đỉnh đã tiếp nhận quyết định là châu Âu cần phải giải quyết hai vấn đề cơ bản như một thể thống nhất: 1) Xây dựng Hiệp định song phương với các nước châu Phi nhằm hạn chế bớt dòng người tỵ nạn 2) Xử lý tập trung việc cấp phép tỵ nạn, canh phòng đường biên và việc trao trả những người nhập cư trái phép. Sau lời khai mạc Hội nghị thưởng đỉnh G6, ông Roberto Maroni đã nêu rõ là Ý và các nước vùng Địa Trung Hải không thể tiếp tục khoanh tay đứng nhìn việc “những người đi tàu” từ bờ biển các nước châu Phi trước khi nhập cư vào Ý và Tây Ban Nha đã đi qua lãnh thổ của các nước châu Âu khác. Ông cho rằng đây phải là trách nhiệm chung của tất cả các nước châu Âu như một thể thống nhất. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh là trong những năm gần đây việc này đã biến chuyển theo chiều hướng khả quan hơn. Ông còn cho biết thêm là hiện nay các nước châu Âu đã đang hướng đến một chính sách nhập cư chung mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết nhưng sẽ có ngày toàn khối Liên minh châu Âu sẽ có một tiếng nói thống nhất về vấn đề này. Chính những kết luận của Hội nghị thượng đỉnh G6 này sẽ là tiền đề cho cuộc gặp gỡ của các vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ của các nước thuộc Liên minh châu Âu trong thời gian tới. Tạm thời Ý nhận trách nhiệm làm chủ tịch nhóm G6. (chẳng hạn theo mô hình mà Ý và Libie đã áp dụng “thành công” trong việc hạn chế dòng người nhập cư).

Trong cuộc gặp gỡ lần này, Bộ trưởng Bộ Nhập cư Pháp, Eric Besson đề nghị các vị Bộ trưởng phải có trách nhiệm trước vấn đề nhập cư của 6 nước châu Âu chính và Mỹ nhằm nâng cao hiệu quả của tất cả các công cụ hiện có đối với việc nhập cư bất hợp pháp vào các nước chính cũng như các nước quá cảnh. Đề nghị thành lập Nhóm Chiến thuật Âu Mỹ để xác định những vùng trọng điểm hành động có đầy đủ các thông tin nhiều chiều cần thiết từ các cơ quan cảnh sát và cùng nhau tạo ra một chương trình chiến dịch chung, các phương tiện kỹ thuật, sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước nhập cư chính và các nước quá cảnh. Cuộc gặp gỡ đầu tiên về vấn đề này sẽ được tổ chức vào tháng Bảy năm 2010 tại Pari như Văn phòng Bộ đã thông báo. Ngoài ra còn có sự thỏa thuận hợp tác giữa ông Eric Besson và bà Bộ trưởng Bộ Nội vụ mới của Anh là bà Theresa May. Trước tiên đôi bên cùng nhấn mạnh sự liên kết của hai nước trong việc nghiên cứu cuộc chiến chống nhập cư bất hợp pháp theo dọc bờ biển Măngxơ và biển Bắc. Ông Eric Besson thảo luận với ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mỹ, David Heyman về việc xây dựnh một chiến dịch hợp tác mới trong cuộc chiến chống bọn buôn người và vấn đề hội nhập của người nước ngoài.

Thật khó mà đoán được các giải pháp cụ thể mà Hội nghị thượng đỉnh G6 này đã đề ra. Các nước nói trên là những nước có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong Liên minh châu Âu. Vì thế có thể nói rằng những giải pháp mà họ đề nghị là rất có trọng lượng trong Hội đồng châu Âu và sẽ được Nghị viện châu Âu chấp thuận. Xét trên phương diện bảo vệ quyền con người thì các giải pháp tồi tệ nhất là việc đơn phương giải quyết vấn đề di cư trái phép gây bất lợi cho các nước khác. Chẳng hạn như Ý đã không thèm đếm xỉa đến những lý do xin tỵ nạn mà giao trả tất cả những người nhập cư về quê hương là Libie. Trong khi đó Libie là một quốc gia quân chủ, việc đối xử tệ bạc và bắt giữ người vô căn cứ là chuyện cơm bữa. Vì vậy các Tổ chức bảo vệ quyền con người liên tục lên tiếng phản đối. Thậm chí cách đây vài tuần Libie còn thẳng thừng đuổi đại diện của OSN là Thanh tra về người tỵ nạn ra khỏi nước mình, quả là một việc làm hy hữu rất đáng ngờ.

Bên cạnh sự “thành công” của Ý cần phải thấy rõ việc vi phạm nghiêm trong quyền con người liên quan đến hàng trăm, hàng nghìn con người mà đáng nhẽ họ được hưởng quyền tỵ nạn nếu nhà chức trách cư xử đúng mực hơn. Dĩ nhiên việc này còn liên quan đến cả vấn đề vi phạm các nguyên tắc pháp lý quốc tế cơ bản về việc cấm trả về những người tỵ nạn chính trị. Hay nói một cách khác đi là đứng trên phương diện luật pháp quốc tế thì cách giải quyết này là không thể chấp nhận được.

Vì thế cuộc gặp gỡ không chính thức G6 này ngược lại là sự mở đầu cho một diễn đàn tranh luận về sự thống nhất trong quan điểm trao trả những người nhập cư trái phép về quê hương của họ hay nước họ quá cảnh. Trong tương lai thì Ý có thể bị phê phán kịch liệt về cách giải quyết trái pháp luật này và đồng thời làm nảy sinh vấn đề làm thế nào đảm bảo cho những người trốn chạy tiếp cận được với việc quản lý tỵ nạn trên lãnh thổ Liên minh châu Âu, làm thế nào để nhanh chóng xác định chính xác các đối tượng cần được luật pháp quốc tế bảo vệ từ dòng người di cư hỗn tạp. Làm thế nào để Liên minh châu Âu không đánh mất lòng tin trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người. Tương tự như vậy cần có những kiến nghị về một chính sách nhập cư hợp lý đôi bên cùng có lợi.

E rằng sự êm ả hiện nay trong vấn đề nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp chỉ là giả tạo. Nhất là trong vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay, vấn đề thay đổi nơi cư trú hàng loạt ở các nước và việc trao trả những người nhập cư trái phép sẽ kéo theo những mâu thuẫn, cuộc chiến mà chẳng rõ nguyên nhân vì đâu. Chẳng hạn như việc vi phạm quyền con người ở Suđăng, Cônggô hay Apganistan cũng như những vấn đề ở Nga, Trung Quốc, nếu không cẩn trọng thì chỉ làm cho mọi chuyện ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Bin dịch từ migraceonline.cz - Martin Rozumek

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo