Sức khỏe

Thận là 'nhà máy' xử lý nước thải: Làm cách nào để giữ thận sạch và khỏe, tránh bệnh tật?

Cập nhật lúc 06-03-2021 15:19:28 (GMT+1)

 

Giáo sư Ích sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết khi thận bị "bẩn" và cách làm sạch chúng. Nếu chăm sóc đúng, thận bạn sẽ luôn khỏe mạnh.


Đồ vật dùng xong phải rửa mới sạch, tại sao không "rửa" nội tạng?

Nội tạng liệu có thật sự bẩn không? Điều này có thể sẽ khiến rất nhiều người khó tin vì chúng ta không hề nhìn thấy, nhưng nếu bạn có dịp vào bệnh viện ở những khoa chữa các bệnh nội tạng sẽ biết rằng không có gì quá bất ngờ.

Các cơ quan nội tạng của chúng ta thực tế rất bẩn. Bản thân chữ "nội tạng" trong tiếng Hán có nghĩa là "có rác bẩn ở bên trong". Các cơ quan nội tạng thường xuyên biến đổi kể cả về chất lẫn màu sắc.

Còn thận thì bị kết sỏi và có xu hướng cứng lại.

Tất cả những thay đổi bên trong cơ thể, phần lớn đều xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày. Hãy thử nghĩ xem, cùng là người sinh ra có xuất phát điểm giống nhau, nhưng nếu lối sống khác nhau thì sức khỏe và tuổi thọ sẽ hoàn toàn khác nhau.

Trong cuộc sống, các vật dụng mà bạn nhìn thấy, sử dụng theo thời gian sẽ bị bẩn, và chúng ta đều phải rửa mới có thể tái sử dụng. Ví dụ như bát đũa cốc chén, bình đun nước hay bất kỳ vật gì. Tất cả đều phải vệ sinh, và đều có hạn sử dụng.

Nếu các cơ quan trong cơ thể của chúng ta theo thời gian, tích tụ lại rất nhiều độc tố, thì việc tẩy rửa như bát đĩa quả thật không thể, và vì thế mọi thứ trở nên không hề dễ dàng.

Nội tạng khỏe mới đảm bảo sức khỏe tốt, nội tạng yếu là cơ thể sẽ sinh bệnh (Ảnh minh họa)

 

Giáo sư Bác sĩ Chi Tu Ích, Giám đốc Đại học Y khoa Thủ đô (TQ)

Một khi các cơ quan nội tạng bị "bẩn", sẽ dẫn đến một loạt các bệnh, bao gồm thiếu hụt khí huyết, đây là điều nghiêm trọng nhất với sức khỏe.

Theo Giáo sư Bác sĩ Chi Tu Ích, Giám đốc Đại học Y khoa Thủ đô (TQ) và đồng sự của ông, hãy "rửa" sạch nội tạng một cách khoa học và đều đặn. Không chỉ tôi, mà tất cả chúng ta đều nên áp dụng ngay từ hôm nay trước khi quá muộn.

Bài viết này được Giáo sư Ích hướng dẫn cách nhận biết thận bị "bẩn" và giải pháp làm sạch thận. Chúng ta cùng tham khảo.

Thận là "nhà máy" xử lý nước thải

Các chức năng chính của thận là đảm nhận vai trò điều chỉnh nội tiết và bài tiết. Thận được ví như nhà máy xử lý nước thải của cơ thể. Để bạn dễ hình dung chức năng của thận trong việc lọc máu và các thành phần thủy phân trong cơ thể.

Một khi thận có vấn đề trục trặc, là hệ thống xử lý nước thải này bị tắc nghẽn, ngưng trệ, chất độc không thể đào thải và thoát ra ngoài, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, tạo ra các triệu chứng gây hại ngay tức thì.

Thận rất dễ bị kết sỏi nếu không chăm sóc đúng cách (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu thận bị bẩn

Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường, thời gian ngắn hoặc màu máu sẫm tối

Phù nề

Hàm dưới mọc nhiều mụn

Dễ dàng mệt mỏi

Nhiễm độc niệu, buồn nôn và ói mửa, tim đập hồi hộp, nghẹt thở, thậm chí đe dọa tính mạng.

Giải pháp làm sạch thận

Ăn ít muối, uống nhiều nước: Có khoảng 95% muối có trong chế độ ăn uống đều phải nhờ đến thận xử lý. Nếu ăn uống quá nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng trong việc trao đổi chất của thận, khiến thận làm việc quá sức.

Vì vậy cần duy trì thói quen ăn nhạt dần, giảm lượng muối không cần thiết, uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu, ngăn ngừa sỏi thận, bảo vệ thận khỏi những rắc rối.

Uống 1 cốc nước cam mỗi ngày: Có thể nâng cao nồng độ citrate trong nước tiểu, làm giảm nguy cơ sỏi thận.

Tuyệt đối không nên uống thuốc tùy tiện: Nghiên cứu cho thấy, có 5 nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiễm độc niệu là viêm thận, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh thận đa nang và uống thuốc tùy tiện không theo đơn của bác sĩ.

 

Không nên ăn nhiều muối, tối đa mỗi ngày chỉ nên từ 5-6g/người (Ảnh minh họa)


*Theo Health/Sohu
Vân Hồng
Nguồn: doanhnghieptiepthi.vn

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo