Sứ quán liệt truyện

Người dân chết ở Lào, đại sứ quán Việt Nam làm ngơ

Cập nhật lúc 21-02-2017 06:04:44 (GMT+1)
Chứng minh thư của cô Huỳnh Thị Thanh Truyền. Ảnh: Facebook

 

Rạng sáng 18-2-2017 tại Lào, một tên trộm đột nhập vào quán cắt tóc do người Việt làm chủ và khi bị phát hiện thì đã đâm chết em Huỳnh Thị Thanh Truyền (23 tuổi, quê ở Thừa Thiên Huế) để tìm đường tẩu thoát.


Những người Việt Nam như em Truyền ở Lào rất nhiều. Họ đến từ các vùng quê nghèo miền trung, sang Lào mưu sinh để mong thoát đi cái nghèo cái đói, mong sẽ có một tương lai tươi sáng hơn hay có thể phụ giúp ba mẹ già ở quê. Ước mơ của em Truyền đơn giản chỉ là vậy, nhưng thật không may là khi chưa thực hiện được nó thì em đã ra đi vì những nhát dao oan nghiệt của tên trộm độc ác kia.

Điều đáng buồn là Việt Nam tuy cho em ấy dòng máu, cho em ấy quốc tịch Việt nhưng lại không cho em ấy quyền được làm một con người đúng nghĩa. Khi sự việc xảy ra, những người Việt làm ăn sinh sống tại Lào gọi điện để báo với Đại Sứ Quán thì chỉ nhận được câu trả lời dửng dưng: Việc xảy ra ở Lào thì có công an Lào giải quyết, đó không phải là việc của chúng tôi.

Tôi sống ở Lào gần 10 năm và chứng kiến rất nhiều cái chết của người Việt Nam làm ăn sinh sống nơi đây. Mọi cái chết của họ đều có một kết cục chung giống nhau, cộng động người Việt đi xin tiền quyên góp đủ để mua một chiếc quan tài và chuyến xe đưa họ về Việt Nam. Việc của giới chức Việt Nam tại Lào chỉ là cấp cho người chết cái giấy chứng tử để họ đi đường, ngoài ra không có thêm bất cứ một điều gì khác.

Ai đi lao động nước ngoài hay sinh sống ở các nước thì hiểu, giới chức Việt Nam đặt ở đó dường như chỉ để làm cảnh cho có và để làm khó chính người dân Việt Nam khi họ cần đến sự giúp đỡ từ phía cơ quan chức năng.

Những người lao động xa xứ, họ bỏ lại quê hương, bỏ lại người thân để mưu sinh ở xứ người. Họ làm lụng vất vả, đổ mồ hôi hay thậm chí là cả máu để kiếm từng đồng ngoại tệ gửi về xây dựng quê hương đất nước. Nhưng khi có việc gì xảy ra, thì họ lại bị bỏ rơi bởi chính cái nơi mà hằng ngày họ vẫn gọi với hai từ “tổ quốc” thiêng liêng kia.

Viết những dòng này ra, thực sự tôi rất đau lòng. Vì đâu mà dân tôi phải khốn khổ, phải đi làm cu-li, làm gái khắp nơi để mưu sinh. Họ có còn sự lựa chọn nào khác không khi quê hương vốn được mệnh danh là chùm khế ngọt kia giờ đã không còn là của họ nữa.

Ôi, làm người Việt Nam ở thời đại rực rỡ này quả đúng là một định mệnh nghiệt ngã!

Nguồn: baocalitoday

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo