Luật VN

Tận thu cả người Việt “đi phu” xứ người

Cập nhật lúc 21-12-2015 15:20:47 (GMT+1)
Buổi phỏng vấn xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. Ảnh: Internet

 

Việt Nam vừa ra quy định, kể từ ngày 01-01-2016, tất cả người Việt Nam đi xuất khẩu lao động, mỗi tháng phải trích 22% tiền lương cùng các khoản trợ cấp lãnh được khi “cày” ở xứ người, nộp về Việt Nam gọi là “phí bảo hiểm xã hội”. Khi người lao động ấy về hưu, hoặc chết thì mới nhận được các quyền lợi về bảo hiểm.


Nội dung nói trên được ghi trong Nghị định 115/2015/NĐ-CP “hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc”.

Theo nghị định này, tất cả lao động đi làm việc ở nước ngoài, cho dù trước đó có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) hay không, đều thuộc diện phải đóng BHXH bắt buộc.

Trong bốn nhóm người lao động làm việc ở nước ngoài phải tham gia BHXH bắt buộc, chỉ có nhóm đi theo hình thức nhận thầu là nghĩa vụ đóng BHXH không phải bàn cãi.  Bởi vì doanh nghiệp tuyển dụng họ là doanh nghiệp trong nước. Từ trước đến nay, việc tham gia BHXH vẫn theo cơ chế người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng. Hai bên đóng cho cả chế độ BHXH dài hạn lẫn ngắn hạn.

Nhưng những người đi lao động nước ngoài còn lại sẽ phải tự đóng toàn bộ phí BHXH, mà không có sự chia sẻ của chủ sử dụng lao động. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đóng BHXH với một tỷ lệ rất lớn, lên tới 22% lương cùng các khoản phụ cấp, trong khi người lao động làm việc trong nước chỉ đóng 10,5% (do được công ty đóng cùng). Điều này thể hiện sự bất công về mặt nghĩa vụ đối với người lao động làm việc ở nước ngoài.

Mặt khác, dù phải đóng BHXH với tỷ lệ cao hơn, nhưng người lao động làm việc ở nước ngoài lại chỉ được hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất, chứ không phải năm chế độ (hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thai sản, ốm đau) như lao động làm việc trong nước.

Người lao động khi làm việc ở nước ngoài cũng đã cùng với doanh nghiệp ở nước ngoài đóng một khoản phí BHXH không nhỏ. Thông thường đó là các khoản BHXH ngắn hạn (bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, bảo hiểm y tế), nhưng cũng có nước, như Nhật Bản, quy định phải đóng cả bảo hiểm hưu trí (sau khi hết hợp đồng về nước, người lao động sẽ nhận bảo hiểm một lần). Với việc thực hiện Nghị định 115, họ phải tham gia BHXH hai lần trong cùng một thời điểm!

Nguồn: Vũ Minh Ngọc/ SBTN

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo