Kinh doanh

Bình tĩnh với những cuộc gọi hăm dọa của công chức sở thuế Séc

Cập nhật lúc 16-03-2017 17:19:38 (GMT+1)
Ảnh: Milan Malíček, Právo

 

Nhiều luật sư và chuyên viên thuế cảnh báo về thực trạng, khi các công chức thuế bắt đầu dùng, có thể nói là thủ đoạn tâm lý, để dọa cả những công ty làm ăn nghiêm túc lương thiện, rằng nếu như đối tác cung cấp của họ thiếu nợ thuế DPH thì sẽ phải trả thay.


Phát ngôn viên Tổng cục Thuế Petra Petlachová khẳng định những cuộc gọi như vậy là không chính thức, nhưng các công chức có ghi biên bản về những cuộc gọi này và được đưa vào hồ sơ nếu đi tới giai đoạn xử lý hành chính.

“Trong thời gian gần đây, các sở thuế tích cực áp dụng điều 109 trong luật về thuế giá trị gia tăng, gọi là Trách nhiệm của người nhận các giao dịch chịu thuế. Sở thuế gọi tới công ty với thông báo, là nhà cung cấp của họ không khai hay không trả thuế DPH và họ đã biệt liệt vào vị thế có thể là người bảo lãnh,” nữ luật sư Bohdana Klimšová từ văn phòng luật BNT lưu ý.

Đây có thể coi là ví dụ điển hình đẩy trách nhiệm giám sát thu thuế DPH và gây sức ép lên người kinh doanh muốn hoạt động bình thường. Theo Tổng cục Thuế, đó là biện pháp hoàn toàn bình thường. “Nếu người kinh doanh nhận hàng của (nhà cung cấp) không đáng tin cậy và thuế DPH không được trả, thì theo luật người nhận hàng trở thành bảo lãnh và sở thuế đòi nợ thuế bằng hình thức yêu cầu,” Petra Petlachová giải thích.

Nhưng theo nữ luật sư Bohdana Klimšová, thì chỉ ra trước tòa án mới có thể thấy, là liệu các công chức thuế có phiêu lưu hay không. Jiří Žežulka- một trong những người sáng lập ra lực lượng chống gian lận thuế nổi tiếng Kobra- khuyên người kinh doanh không cần để tâm đến những cuộc gọi như vậy, mà ngay lập tức yêu cầu sở thuế gửi thông báo qua đường chính thức, như bưu điện hay hộp dữ liệu điện tử. “Người kinh doanh không phải quan tâm đến những cuộc điện thoại như vậy. Bởi trên điện thoại ai cũng có thể giả danh từ sở thuế. Tôi khuyên mọi người bao giờ cũng yêu cầu sở thuế cung cấp thông tin bằng văn bản chính thức,” Jiří Žežulka, hiện nay đang làm việc cho công ty cố vấn Apogeu, khuyên các công ty.

Mặc dù vậy Jiří Žežulka cũng khuyên người kinh doanh lựa chọn thận trọng đối tác làm ăn, bởi xác suất người kinh doanh lương thiện gặp phải đối tác đóng thuế DPH không tin cậy và phải trả thuế thay cho đối tác đó, là rất cao.

David Nguyen- Právo
©Vietinfo

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #1 Séc Viet: Như thế này thì khác gì thầy bói

    16-03-2017 18:23

    Luận pháp này cũng có những chổ cuội, vì làm ăn như thế có ai mà biết được đối tác như thế nào khi người mua hàng không phải là những người nắm quyền hành về luật pháp. Phải chăng nhà nước đang dành cho ngành thuế làm quyền
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo