WeChat Trung Quốc dùng từ xúc phạm chủng tộc
![]() |
WeChat dịch 'người nước ngoài da đen' thành từ 'n*gger' |
Ứng dụng nhắn tin của Trung Quốc WeChat đã phải lên tiếng xin lỗi sau khi phần mềm này sử dụng từ một từ phản cảm về người da đen.
Khi gõ "người nước ngoài da đen" bằng tiếng Trung, ứng dụng WeChat sẽ tự động dịch thành chữ 'n*gger' một từ khiếm nhã dùng để gọi những người Mỹ da đen.
Công ty này đổ lỗi cho các thuật toán gây ra lỗi dịch thuật này.
Vụ việc này được phát hiện bởi Ann James, một người Mỹ da đen sống ở Thượng Hải, khi cô nhắn tin cho các đồng nghiệp Trung Quốc của mình để nói rằng cô đến trễ.
Cô James, người dùng tính năng dịch của WeChat để đọc phản hồi bằng tiếng Trung đã nhận được câu trả lời: "'N*gger' đến muộn."
Hốt hoảng, cô kiểm tra cụm từ tiếng Trung - "hei laowai" - với một đồng nghiệp và biết rằng đó là một cụm từ biểu hiện ý nghĩa trung lập chứ không có ý nghĩa miệt thị.
WeChat thừa nhận lỗi này đối với trang tin tức Sixth Tone của Trung Quốc, nói rằng: "Chúng tôi rất xin lỗi về bản dịch không phù hợp. Sau khi nhận được phản hồi của người dùng, chúng tôi ngay lập tức khắc phục vấn đề."
Phần mềm của ứng dụng sử dụng trí thông minh nhân tạo vốn tích hợp từ khối lượng tin nhắn khổng lồ để chọn ra bản dịch tốt nhất.
Chúng dựa trên ngữ cảnh, do đó đôi khi nó sử dụng các cụm từ xúc phạm khi nói về điều gì tiêu cực.
Một cửa hàng địa phương ở Thượng Hải đã kiểm tra ứng dụng và thấy rằng khi được sử dụng để chúc mừng sinh nhật một người nào đó, cụm từ "hei laowai" được dịch là "người nước ngoài da đen".
Nhưng khi một câu bao gồm các từ tiêu cực như "trễ" hoặc "lười biếng", nó lại dùng từ mang tính xúc phạm phân biệt chủng tộc.
Gần một tỷ người sử dụng WeChat, cho phép người dùng chơi trò chơi, mua sắm trực tuyến và thanh toán mọi thứ cũng như gửi tin nhắn. Nó giống với một ứng dụng trò chuyện phổ biến, WhatsApp, nhưng chịu sự kiểm duyệt.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Toronto đã phân tích các thuật ngữ bị chặn trên WeChat vào tháng Ba và phát hiện các cụm từ bị chặn bao gồm "Trả tự do cho Tibet" và những từ đề cập đến Lưu Hiểu Ba, nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng của Trung Quốc.
Nguồn: BBC