Góc Bạn Đọc

Tổ quốc và “Việt Kiều”

Cập nhật lúc 23-03-2020 17:44:18 (GMT+1)
Người Việt Nam tại Séc ủng hộ các lực lượng cứu hộ chống corona (Foto: Sangu.eu)

 

Tôi đã định không viết về đề tài này trong khi cả thế giới có bao việc để làm với dịch bệnh Covid-19. Ấy vậy mà vẫn phải viết là bởi trong nhiều ngày qua, lượng phủ sóng của của các trang mạng, các báo chính thống trong nước đều quan tâm quá nhiều tới lượng người Việt trở về từ khắp nơi trên thế giới. Họ hàm ý rằng, chính những người này là tác nhân gây truyền dịch, reo rắc nỗi kinh hoàng khi cả nước đang ra sức chung tay chống dịch. Tất cả, dù là ai khi bay từ nước ngoài về họ đều cho là Việt kiều và theo nhiều người, đây không phải là lúc để những người như thế trở về.


Vậy “Việt kiều” được hiểu thế nào cho đúng? Tôi đã cất công tìm trong từ điển của nhiều tác giả nhưng đều không có một định nghĩa đúng của cụm từ này. Ở các nước, người ta định nghĩa thế này: Người Mỹ gốc Việt, Người Séc gốc Việt...như vậy đủ để thấy, nguồn gốc xuất xứ giống nòi của người mang quốc tịch kia vẫn được giữ nguyên. Còn chữ “kiều” mà chúng ta thường dùng nó ám chỉ việc đi ở nhờ nước khác. Ghép hai từ ”Việt kiều” ta có nghĩa đặc trưng: Người Việt Nam đi sống và ở nhờ nước khác.

Sở dĩ tôi hơi dài dòng là bởi nhiều người trong đó có cả nhà báo đang nhầm lẫn và đánh đồng khái niệm này. Trong số công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập ở nước ngoài có rất nhiều loại cư trú:

Cư trú có thời hạn thường rơi vào nhóm lưu học sinh, nghiên cứu và lao động.

Cư trú có thời hạn nhưng dài tới 10 năm thường chỉ cấp cho những người đã ở quá 5 năm, hội nhập tốt vào đời sống xã hội nước sở tại. Có công ăn việc làm ổn định, nếu không đi làm nhà máy, công sở cũng phải đủ điều kiện để tự nuôi mình và trong trường hợp không tự nuôi được nhà nước sở tại sẽ hỗ trợ. Nhóm cư trú dài hạn này trừ quyền không được tham gia bầu cử còn lại quyền lợi của họ được hưởng như một công dân nơi mình đang sinh sống.

Bởi vậy nhóm người có cư trú được gọi là vĩnh trú này sẽ về nước tránh dịch ít hơn nếu không muốn nói là không có. Bởi ngoài việc được chữa trị không mất tiền ra, ở đây họ còn có gia đình, nhà cửa, công việc và cả thói quen. Phần lớn họ coi đây như quê hương thứ 2 của mình. Được nhà nước sở tại cưu mang, giúp đỡ từ không đến có. Được đối xử bình đẳng, con cháu  được học hành, được làm việc theo đúng khả năng và nguyện vọng. Những ân tình như thế bảo họ đứng lên để quay về tránh dịch, để mặc cho những ân nhân của mình phải chịu đựng khổ đau là điều không ai trong số họ có thể làm. Trong nhiều ngày vừa qua cộng đồng người Việt ở Séc đã không ngưng nghỉ các hoạt động quyên góp, ủng hộ bằng tất cả những gì có thể. Từ may khẩu trang, tặng nhu yếu phẩm cho các lực lượng vũ trang, nhân viên y tế, đến tặng tiền mặt cho bệnh viện để họ mua máy trợ thở. Những đóng góp đó đã làm nên một hình ảnh Việt Nam rất đẹp trong con mắt người dân bản xứ chứ không phải cho Việt kiều.

Còn nhớ vào tháng 5 năm 2014 Trung Quốc cho giàn khoan 981 vào khu vực biển đông gần quần đảo Hoàng sa của Việt Nam. Cùng đồng hành với các chiến sỹ cảnh sát biển Việt Nam là hàng ngàn người được gọi là Việt kiều ở khắp nơi trên thế giới cầm cờ đỏ sao vàng xuống đường, đến trước Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối và biểu thị tinh thần yêu nước. Những con người yêu quê hương đất nước đến vạn lần, đau cùng nỗi đau dân tộc, cùng đồng hành với dân tộc khi bị hiểm nguy chỉ kịp nghĩ duy nhất một điều: ”Hãy yêu tổ quốc mình hơn nữa”. Nhờ lực lượng đó thế giới mới biết rằng biển đông đang dậy sóng và Việt Nam đang gặp hiểm nguy. Những lúc ấy họ không kịp nghĩ mình là”Việt kiều” mà đơn giản họ là người Việt nam và như một công dân, họ phải có trách nhiệm với tổ quốc.

Bây giờ, một vài cá nhân có hành vi không tốt ngoài sân bay khi về nước, họ xúm vào phê phán rồi gọi cho một tên chung là bọn Việt kiều. Họ gán cho đủ thứ nào là: ”Việt kiều đổ bộ về nước tránh dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất, nào là Việt Kiều làm loạn ở sân bay, hay vừa về đến sân bay đã phỉ báng quê hương.” Đưa tin, giật tít họ đang cho tất cả” bọn Việt kiều” vào một sọt. Ấy là chưa kể hàng xóm còn để ý xem gia đình có con là Việt kiều đã về chưa để còn báo công an cho đi cách ly.

Hãy tạm không phân tích về nguyên nhân các vụ việc đã xáy ra ở sân bay bởi các cụ đã nói: ”Không có lửa sẽ không có khói”. Vấn đề đặt ra ở đây là, trong lúc nhiều quốc gia đang chữa trị không mất tiền cho các bệnh nhân đến từ nước khác khi mắc dịch Corona, Việt Nam cũng đang cố gắng chữa bệnh cho đồng bào mình không mất tiền thì sự trở về của những người con mang quốc tịch Việt kia có ảnh hưởng gì? Họ cho rằng, những người này làm bùng phát thêm dịch bệnh, làm tăng thêm những ca nhiễm. Họ quên mất rằng, có ai muốn mình bị nhiễm bệnh đâu? Và nếu có, được trở về đất mẹ trong lúc ốm đau còn hạnh phúc gì bằng. Trong số những người trở về ấy phần lớn là du học sinh, là người lao động có chế độ bảo hiểm sức khỏe rất bấp bênh ở nước ngoài. Họ lo cho mình và nương tựa vào đất nước. Tôi tin rằng, nếu nhà nước đề nghị họ trả phí trong khi cách ly như bất kỳ con dân nào của nước Việt, họ sẽ sẵn sàng.

Mải mê đã quá dài mà nhiều điều chưa nói hết. Nghĩ miên man buồn cái câu:” gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” thấy tổn thương ghê gớm. Không lẽ câu”trong hoạn nạn sẽ nhận ra ai là bạn” lại phải ví vào đây?

Thiều Quang


Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo