Góc Bạn Đọc

Tham vọng bành trướng của Trung Quốc tại Séc

Cập nhật lúc 01-10-2017 16:52:07 (GMT+1)
Tổng thống Séc Zeman và Chủ tịch TQ Tập Cận bình tại Séc 2016. Nguồn: Blesk

 

Trong những năm cuối thế kỷ 20, nền kinh tế của Trung Quốc phát triển mạnh và đứng thứ 2 thế giới. Cùng với sự phát triển kinh tế là tham vọng bành trướng. Không chỉ về lãnh thổ mà tham vọng bành trướng thông qua kinh tế tài chính khắp thế giới. Cộng hoà Séc cũng không ngoại lệ.


Sau khi cố tổng thống Václav Havel qua đời, đường lối ngoại giao của Séc có nhiều thay đổi. Khái niệm nhân quyền được nhường chỗ cho quyền lợi kinh tế trước mắt. Quan hệ giữa Séc và Trung Quốc phát triển mạnh trong thời kỳ trị sự của Tổng thống  Zeman và Thủ tướng Sobotka.

Từ cuộc thăm Praha năm 2016 của Tập Cận Bình, nhiều nhà quan sát cho rằng Séc đã đi theo “quĩ đạo” của Trung Quốc. Những người biểu tình ôn hoà chống lại chế độ độc tài và treo cờ Tibet bị đàn áp, cản trở trước sự thờ ơ và “giúp đỡ” của cảnh sát Séc. Một số bình luận viên khẳng định, trong vụ này cảnh sát cũng như chính quyền đã được phía Trung Quốc “mua”.  

Cảnh sát Séc và người Trung Quốc chào đón Tập Cận Bình tại Praha 2016

 

Làm bàn đạp vào EU

Trong những năm đầu sau cách mạng nhung (1990), Séc là nơi nhập hàng lớn vào châu Âu. Lợi thế thị trường khan hiếm,  luật còn lỏng lẻo, cơ quan hải quan “dễ mua”, hàng loạt hàng từ Trung Quốc (kể cả hàng giả, độc hại và kém chất lượng) đã tuồn vào châu Âu ồ ạt qua Séc. Việc tiêu thụ hàng lúc đó chủ yếu nhờ vào mạng lưới kinh doanh của người Việt tại đây.

Ngày nay, ngoài việc tiêu thụ hàng tiêu dùng, phía Trung Quốc đang đầu tư mạnh với tham vọng chiến lĩnh thị trường tại Séc, làm bàn đạp sang EU. Trong vòng 3 năm gần đây, Trung Quốc đã mua một loạt doanh nghiệp của Séc.

Chỉ riêng tập đoàn China Energy Company Limited (CEFC) đã mua khách sạn Mandarin Oriental Prague; Le Palais Art Hotel Prague; Martinický palác gần dinh Tổng thổng; mua toà nhà Živnobanka trên phố na Na Příkopě để làm trụ sở trung Âu cho tập đoàn; mua khu quần thể văn phòng Florentinum lớn thứ 2 toàn Séc; nhà máy sản xuất thuỷ tinh cao cấp Moser; nhà máy bia Pivovary Lobkowicz; nhà máy cơ khí công nghiệp nặng có tiếng Žďas ve Žďáru nad Sázavou; mua câu lạc bộ bóng đá truyền thống Slavia cùng bất động sản liên quan; mua cổ phần trong tập đoàn tài chính Séc-Slovakia J&T (hãng lọc dầu v Unipetrol); mua J&T Bank; nhà băng phát triển TQ và nhà băng xuất khẩu Séc ČEB cùng đầu tư hàng tỷ eur; mua hãng vận chuyển hàng không Travel Service và thông qua hãng này muốn chi phối cả hãng hàng không Séc ČSA (Travel Service chiếm 34%, Korean Air 44% a Český Aeroholding 20 %); mua cổ phần của tập đoàn Rockaway Capital; mua hãng du lịch Invia.cz với lượng 140 triệu khách/ năm; Cùng với Rockaway Capital mua cổng bán du lịch trực tuyến của Đức AIDU (Ab-in-den-Urlaub.de) và bán vé máy bay Fluege.de với doanh thu gần 1 tỷ Euro/ năm; mua cổ phần quan trọng trong tập đoàn truyền thông Médea & Empresa (Ti vi Barandov, tạp chí Týden, Instinkt , Sedmička...).

Ngoài ra, Trung Quốc còn mua 25% cổ phần của công ty khách sạn Mỹ Hilton Worldwide Holdings và hiển nhiên trong Hilton Praha họ cũng có cổ phần. Người Trung Quốc mua một khu suối nước nóng Nam Morava và muốn đầu tư hàng tỷ korun vào khu dưỡng bệnh này. Thành phố điện ảnh Karlovy Vary cũng là nơi hấp dẫn cho sự đầu tư của họ.

Sự đầu tư của Trung Quốc tại Séc mới chỉ là bắt đầu. Hiện nay nhiều khách sạn, bất động sản tại Trung tâm Praha đang là mối quan tâm. Một phố Tàu tại Séc trong tương lai gần là hoàn toàn có thể.

 Florentinum Praha 8.

Sự hỗ trợ của lãnh đạo nhà nước Séc

Sự đầu tư mạnh vào Séc không thể thiếu sự đồng thuận chính trị của hai nước và hậu thuẫn của các chính khách Séc.

Nguyên Bộ trưởng Bộ quốc phòng Séc Tvrdík, sau khi rời chức vụ đã làm Sếp của hãng hàng không Séc ČSA. Ông đã làm cố vấn cho Tổng thống Zeman; làm cố vấn và sau là đại diện cho tập đoàn China Energy Company Limited (CEFC) đầu tư tại Séc. Ông cũng là chủ tịch CLB bóng đá Slavia vừa được CEFC mua lại.

Một sự thú vị là theo Đài phát thanh Séc Radiožurnál, từ tháng 4/2015, ông Ye Jianming (Jie Ťien-ming), Chủ tịch tập đoàn CEFC lại là thành viên trong nhóm cố vấn cho Tổng thống Séc Zeman.

Một minh chứng cho sự  “lệ thuộc” của chính khách Séc vào Trung Quốc là sự kiện Bộ trưởng văn hoá Daniela Hermana (KDU-ČSL) gặp gỡ với Dalajláma. Ngay sau khi bị Đại sứ quán Trung Quốc phản đối và đe doạ về khả năng hợp tác kinh tế, ngoại giao, các chính trị gia Séc gồm Tổng thống, Thủ tướng, hai Chủ tịch Hạ Viện, Thượng viện đã nhanh chóng ra ngay tuyên bố chung, trong đó khẳng định công nhận một Trung Quốc. Phần Tibet đã bị chiếm đóng cũng thuộc Trung Quốc. Vụ việc gặp gỡ kia là đáng tiếc và không phải quan điểm chính thức của Séc.

Nguyên Bộ trưởng bộ tài chính Andrej Babiš cho rằng tập đoàn CEFC của Trung Quốc là nhà đầu tư “khó hiểu”. “Họ mua CLB bóng đá, bất động sản, truyền thông, nhưng nếu họ muốn giúp đỡ chúng ta (Séc) thật sự  thì hãy mua hãng OKD (đang phá sản) đi”, ông nói.

Andrej Babiš cũng chỉ ra mối quan hệ gần gũi giữa đảng liên minh chính phủ, ČSSD và nhà đầu tư Trung Quốc : “Nhà đầu tư này là do ngài Jaroslav Tvrdík mang về. Đại diện cho họ là luật sư Radek Pokorný, một người trong nhóm bạn bè thân thiết với Thủ tướng Sobotka”. Theo ông, mối quan hệ giữa nhà đầu tư Trung Quốc và ČSSD là rõ ràng.

Trong một phát biểu về Biển Đông, Chủ tịch Đảng cộng sản Séc cũng coi Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.

Trung Quốc xuất siêu sang Séc gấp 10 lần. Cán cân thương mại giữa Séc và Trung Quốc trong năm 2015 cũng như 2016 đều thâm hụt khoảng 400 tỷ korun.

Nguyên Bộ trưởng quốc phòng Séc Tvrdík thứ 2 từ trái tiếp TT Zeman và Tập Cận Bình 2016

Tham vọng về một Trung tâm thương mại

Trung Quốc có một tầm nhìn chiến lược về kinh doanh và buôn bán. Trong quá khứ họ đã đầu tư và thành công lớn trong kinh doanh (và đưa người) tại Hungary. Chợ 4 con Hổ đã là nơi tiêu thụ hàng hoá rất nhiều của mác Made in China.

Tương tự, ở khu vực Wolka thủ đô Balan, mặc dù phát triển cùng trung tâm ASG của người Việt, Trung Quốc sau đó đã đầu cư thành công trung tâm thương mại GD ngay đối diện.  Tại đây, rất nhiều doanh nghiệp Việt đã thuê quầy kinh doanh và lệ thuộc vào họ.

Tại Praha, người Trung Quốc cũng có tham vọng lập ra một trung tâm thương mại của họ. Họ muốn đây là nơi trung chuyển hàng hoá, kho hải quan khi chợ “4 con hổ” Hungary và GD Wolka Ba Lan khá xa lánh và không thể là một Trung tâm cho cả Châu Âu.

Trước đây họ thuê (định mua) khu CKD Praha 9, nhưng thời gian đầu chỉ làm kho, khó phát triển. Người Việt là trụ cột cho việc tiêu thụ hàng hoá lúc đó đã có 2 khu Trung tâm lớn là Praha 4 và HKH Praha 10. Theo một số nguồn tin, họ đã có ý định mua khu chợ Praha 10, nhưng vì giấy phép xây dựng và phong thuỷ không hợp nên đã từ bỏ ý định này.

Sau khi chợ từ Bokave chuyển về Sapa, họ cũng muốn mua khu trại gà cạnh chợ Libuš (khu trên cao cùng Tamda). Vì tranh chấp với họ, công ty Saparia đã phải mua giá cao hơn dự tính ban đầu gần gấp đôi. Rất có thể, tham vọng một trung tâm thương mại lớn của Trung Quốc tại Séc (Praha) vẫn còn là điểm nóng trong thời gian bùng nổ đầu tư tại Séc và EU.

Khu vực Sapa là khu đất vàng vì mục đích sử dụng, diện tích rộng và sát ngay metro tương lai. Rất nhiều người nhòm ngó đến kể cả tỷ phú người Séc. Đây là khu vực đã và đang tranh chấp, mặc dù hiện tại sở hữu thuộc về công ty người Việt.

TTTM Sapa: nguồn Blesk.

Cuộc “tấn công” vào công ty lớn của người Việt

Trong thời gian gần đây trên mạng “vô tình” có nhiều thông tin bất lợi nhằm vào một số người Việt. Những cá nhân này hầu hết thuộc Ban lãnh đạo hai công ty lớn nhất của người Việt tại Séc là Saparia và Sportisimo.

Rất nhiều độc giả gửi tin đến BBT hỏi liệu thông tin có do Vietinfo viết hay cùng hợp tác?

 BBT Vietinfo xin tuyên bố: KHÔNG VÀ KHÔNG.

Vietinfo khi đưa tin từ cộng đồng đến thời sự trong nước, công khai không tránh né vấn đề gì. Nhưng tất cả tin tức đều được dịch lại hay đưa theo nguồn rõ ràng trên cơ sở tôn trọng quyền cá nhân và luật pháp.

Ví dụ quan hệ tình cảm là quyền tự do và sự kín đáo của cá nhân. Trong mức độ nào đó, đây là gia vị của cuộc sống. Mỗi người đàn ông ngoài vợ mình ra liệu có quen một vài lần với phụ nữ khác? Người đàn bà, ngoài chồng mình ra có trong ý nghĩ (hay thực tế) lãng mạn với người khác hay không? Chắc chắn là có và khó tránh khỏi.

Vietinfo có khá nhiều tư liệu, bài viết bạn đọc gửi đến về những “cuộc tình” nhưng không bao giờ đăng vì đó là quyền cá nhân của họ. Chúng tôi cũng có rất nhiều thông tin “thú vị” về cả ĐSQ Việt Nam tại Séc trong lĩnh vực này.

Đã lâu, trong mùa đông lạnh giá, một nữ tham tán ĐSQ cùng một lái xe bị ngất trong xe đang nổ máy tại gara khi cả hai không quần áo trên người. Lái xe chết vì khí độc và nữ tham tán may mắn hơn được cứu sống; Một lái xe khác lại mang vợ mình gài bẫy tình cho ông Đại sứ vấp phải và lấy đó làm bằng chứng ăn vạ; hay lá đơn tố cáo một ông bí thư thứ nhất “lái máy bay” cho một bà tham tán có chồng giữ chức vụ cao trong bộ ngoại giao và nhiều vụ khác không tiện liệt kê.  Những thông tin đó là sự tế nhị cá nhân của từng người và chưa chắc đã là sự thật.

Nếu muốn làm rõ và tò mò thì chúng ta hãy đặt ngay câu hỏi cho các nhà lãnh đạo Việt Nam. TBT Lê Duẩn có con riêng với nữ y tá, mà sau này bà ta phải sang Nga đẻ? TBT Đỗ mười có con ở tuổi 92 với nữ y tá hơn 30 tuổi của mình? TBT Lê Kha Phiêu có “dính” ái tình với một nữ tiếp viên Trung Quốc? Ai là bố của TBT Nông Đức Mạnh, TT Nguyễn Tấn Dũng? Ai là bố của con bà Nông Thị Xuân…. ?

Về một số vấn đề tội phạm, chúng ta ở nước dân chủ pháp quyền, nên phải tôn thờ pháp luật. Người không có án, trước pháp luật là vô tội. Nếu ai có bằng chứng phạm tội thì trình báo các cơ quan chức trách. Nếu thông tin không đúng, không đủ bằng chứng thì có thể bị qui tội vu khống người khác.

 Người không có án, trước pháp luật là vô tội

Ngày nay, nguyên tắc suy đoán vô tội được nhiều Nhà nước coi là nguyên tắc của tố tụng hình sự, được đánh giá là thành tựu vĩ đại của văn minh pháp lý trong việc bảo vệ quyền con người.

Nguyên tắc này đã được công nhận trong tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên hợp quốc, đó là:

Bất kỳ người bị buộc tội nào đều có quyền suy đoán là không phạm tội cho đến khi lỗi của người đó được xác định theo một trình tự do pháp luật quy định bằng phiên tòa xét xử công khai của Tòa án với sự bảo đảm đầy đủ khả năng bào chữa của người đó”.

Pháp luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới (trong đó có CH Séc) đã thừa nhận nguyên tắc trên và coi nguyên tắc suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc của tố tụng hình sự của quốc gia mình.

Một luật sư đã tham gia tố tụng trong vụ án tại Séc mà 2 người gốc Việt bị bắt giam hơn một năm vì tình nghi dính lứu đến vụ án giết 2 người Việt khác. Ông cho biết, với 2 bị cáo trên toà đã tuyên bố vô tội. Hiện tại, họ đang kiện lại nhà nước Séc bồi thường vì giam giữ trái phép.

Mọi thông tin nên đọc tham khảo và suy luận theo cách riêng của mình. Nhiều khi 90% sự thật chưa chắc đã là sự thật.

Mọi thay đổi về chợ hiện nay là bất lợi cho bà con kinh doanh người Việt tại Séc. Với chủ đầu tư, trong ván cờ chợ búa, họ đã hoàn vốn và có lãi lâu rồi.

Vietinfo.eu

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #5 VT Luân: Vu khống

    05-10-2017 20:22

    Tôi đang ở Việt Nam và vấn đề về chợ không liên quan. Mọi người đừng tin thông tin nhảm nhí trên FB.
  • #4 Ký danh: Khắp nơi

    01-10-2017 21:20

    Trung Quốc làm bậy khắp nơi với đồng tiền của mình. Việt Nam mua hết rồi thì đến Séc và châu âu thôi.
  • #3 Hung: Phập

    01-10-2017 21:09

    Phập
  • #2 Ký danh: Luân Cận

    01-10-2017 20:28

    Luân C mới là tổ sư về chợ và các cách giật cướp chợ. Im ỉm chết voi.
  • #1 Trần: Chỉnh tiêu đề : Tham vọng bành trướng

    01-10-2017 17:35

    Bài viết sâu sắc, có điều tiêu đề chưa hay. Vơi TQ nếu chỉ tham vọng đầu tư thì chỉ nói về kinh tế, nhưng họ muốn tâu tóm cả xã hội, văn hóa, chính trị, ... Vì vây đây là THAM VỌNG BÀNH TRƯỚNG CỦA TRUNG QUỐC TẠI SÉC. Cám ơn bạn.
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo