Nỗi đau Đại Sứ - Nỗi đau Việt Nam
![]() |
Cựu đại sứ Đỗ Xuân Đông (Ảnh minh họa) |
Nhân kỷ niệm ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam 17.2.1979 bạn đọc vietinfo đã gửi đăng lá thư ngỏ của anh Nguyễn Tiến Nam tới cựu Đại sứ VN tại CH Séc Đỗ Xuân Đông đề ngày 20.1. Độc giả cho biết trong “Tâm tình cùng Đại sứ“, cựu đại sứ Đông đã tiết lộ từng có những nhận xét không hay về Trung Quốc, nên đã bị kỷ luật của ban cán sự Đảng bộ ngoại giao. Độc giả muốn chia sẻ cùng với cựu đại sứ: đây là nỗi đau không của riêng Đại sứ, mà còn là nỗi đau của đất nước Việt Nam.
Thưa Đại sứ,
Trước hết, đầu thư và cũng là dịp đầu năm, em gửi tới Đại sứ và gia đình lới chúc sức khỏe chân thành. Tiếp theo là em cũng muốn tỏ bày đôi điều cùng Đại sứ.
Sau sự kiện „Tâm tình cùng Đại sứ“ em được biết là Đại sứ đã có gặp rắc rối. Khi em hỏi “quan điểm riêng của Đại sứ về Trung Quốc, thì Đại sứ đã mạnh mẽ rằng đó là quân ăn cướp, quân đểu cáng. “ Chính vì câu trả lời này, mà Đại sứ đã phải làm bản kiểm điểm và nhận kỷ luật với hình thức khiển trách của ban cán sự Đảng bộ ngoại giao. Bởi đã không quán triệt đúng, đường lối của Đảng. Vậy hai năm đã rõ muời, đường lối chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam với Trung Quốc là thế nào rồi.
> Người Việt tại Séc: Tâm tình cùng đại sứ
Khi biết đươc chuyện chẳng lành xảy ra với Đại sứ mấy lần em cũng tính chủ động gọi điện cho Đại sứ, nhưng lại e ngại rằng “Con chim trúng đạn sợ làn cây cong.“ Tuy vậy, em vẫn tin tưởng rằng, nếu đại sứ có giận em, thì cũng chỉ là tạm thời mà thôi. Bởi những gì Đại sứ tâm sự cùng em, thì em tin là chân thành, và câu trả lời về Trung Quốc, em tin đúng là suy nghĩ từ đáy lòng của Đại sứ - đấy cũng là suy nghĩ của toàn thể những người Viêt Nam còn tình yêu với đất nước, với quê hương, với dân tộc.
Hôm năm mới, em gửi tin nhắn chúc mừng năm mới tới đại sứ, và đến buổi chiều hôm đó, đại sứ đã trả lời, nên em tin rằng đại sứ đã không còn giận em nhiều nữa. Không biết đại sứ còn nhớ không, trong lúc tâm tình lần trứoc, đại sứ có khuyên em về thăm nhà. Đại sứ có nói “Bây giờ ở nhà đã thay đổi nhiều rồi, thoáng lắm rồi, em không có việc gì phải sợ cả, không ai làm gì em đâu.“
Em có trả lời đại sứ là “Nếu có thoáng, chỉ là một vài cá nhân thôi, còn cái hệ thống này, nó vẫn thế. Ví dụ như chuyện em và đại sứ ở đây có thể cởi mở tâm tình, nhưng biết đâu lại có kẻ thọc vào nói ra là làm sai đường lối chủ trương“ ấy thế mà đúng thật!
Lúc nói về nối sống sao hoa của các quan chức và việc các ông ấy tuyên chuyền, học tập theo gương Bác Hồ, Đại sứ có vẻ tin tưởng lắm vào nghị quyết TW 4, vào Đại hội Đảng. Nhưng những gì xảy ra sau nghị quyết TW 4, thì Đại sứ cũng biết rồi. Cả cái hệ thống này vẫn tham lam mục nát như thế. Nếu không có sự thay đổi hệ thống dường cột mục nát này, thì không có gì thay đổi cả. Khi nói về ông Kiệt, ông An, ông Triết, anh em mình đều công nhận với nhau, là “quan thời dân vạn đại“ Ông nào lúc đương nhiêm quyền lực, thì không thấy gì cả. Nhưng đến khi đã về hưu, tất thảy đều “áy náy.“ Nay Đại sứ cũng chuẩn bị sắp hết nhiệm kỳ, về quê vui thú điền viên như ông Sáu Phong, sếp cũ của Đại sứ. Nên em có một đề nghị nhỏ rằng: Đại sứ trong phạm vi nhiệm vụ, và quyền hạn của mình, hãy làm một việc gì đó “để đời cho bà con VN ở CH Séc và đồng thời Đại sứ cũng sẽ không phải áy náy khi nghỉ hưu. Cụ thế là “cách mạng hóa“ việc thu lệ phí lãnh sứ. Đại sứ cũng biết rằng, lệ phí tuy giá thì quy định như thế này, nhưng thu thì thế khác. Giá chênh lệch quá trời, có cái gắp năm gấp mười lần theo biểu giá của Bộ ngoại giao.
Em cũng như mọi ngừời đều hiểu rằng, các cán bộ sang đây không phải chỉ để phục vụ nhân đân, hoạc do điểu động công tác đơn thuần không thôi, mà thức chất họ coi đây là những thương vụ đều phải bỏ tiền chạy chọt mua bán mới sang đước. Bởi vậy, tất cả các cán bộ, đều cố gắng gỡ lại vốn và thu lãi nhiều nhất. Dân gian đã nói quả không sai. “Con ơi, nhớ lấy câu này: cướp đêm là giạc, cướp ngày là quan.“ Em cũng biết rằng, viêc “cách mạng hóa“ thu lệ phí lãnh sự theo đúng quy định của pháp luât, cũng không phải là đơn giản với Đại sứ, vì sẽ có kẻ cho rằng, mình ăn no rồi, tính đạp “nồi cơm“ của đàn em. Nhưng xu thế của thời đại, thì mọi người cũng đã rõ, và quá trình này là không thể đào ngược đươc. Đừng để đến lúc mõi việc quá muộn, rồi lại an năn, áy náy. Mà cán bộ ngoại giao còn có nhiều nguồn thu khác, chứ đâu chỉ có trông chờ vào nguồn thu chênh lệch lệ phí lãnh sự không thôi đâu.
Thưa Đại sứ, bây giờ Đại sứ còn tại vị, thì còn nhiều kẻ vào người ra tâng bốc, bợ đỡ nhưng đến khi Đại sứ dời quan về vườn làm dân như bọn em, thì chính những kẻ tâng bốc, bợ đỡ sẽ chẳng coi Đại sứ ra gì. Có khi đến lúc đó, chỉ còn những con người nói những lỡi nghịch nhĩ khó nghe như bọn em là bàn cũng nên. Em vẫn còn nhớ Đại sứ đã từng nói “Anh Nhâm Thìn, em Nhâm Dần, chơi với nhau được đấy“ là gì. Thôi Đại sứ ạ, “Quan nhất thời dân vạn đại“ Dân tộc là trường tồn, Đảng chỉ là phù du, biết đâu đến khi về vườn làm dân, Đại sứ lại sẽ nhẹ nhóm với con người thật của mình, được nói những lời thật với suy nghĩ của mình mà không sợ bị khiển trách kỷ luật vì sai đường lối của Đảng.
Người ta thường nói “trái đất tròn.“ nên nếu Đại sứ còn tri ân cùng Bình Dương, em tin rằng có một ngày không xa nữa anh em mình sẽ có ngày tái ngộ.
Plzeň 20.1.2013
Em Nguyễn Tiến Nam
(Bài gửi cho vietinfo)