Tín ngưỡng

Phát hiện bằng chứng 'thây ma Dracula' đội mồ sống lại

Cập nhật lúc 02-11-2014 13:15:23 (GMT+1)
Người chết đội mồ sống lại là một nỗi ám ảnh kinh hoàng của người xưa. Ảnh minh họa

 

Rất nhiều thế kỷ qua, có không ít người đã tin rằng người chết có thể vùng dậy ra khỏi ngôi mộ của họ. Một trong những nhân vật được tương truyền như vậy là Dracula. Các đây không lâu tại Lower Saxony, Đức, các nhà khảo cổ học cũng được cho là đã tìm ra bằng chứng chứng tỏ sự tồn tại của các thây ma như vậy.


Theo tờ Pravda, các truyền thuyết về ma cà rồng và thây ma biết đi thường gắn liền với lịch sử văn học của nhân loại. Tuy nhiên, cách đây không lâu, ở vùng thị trấn Stade, Lower Saxony, nằm giữa Hamburg và Cuxhaven của Đức, một phát hiện kỳ lạ đã được tìm thấy, khiến các nhà khảo cổ học tin rằng đó có thể là một bằng chứng để chứng minh sự tồn tại có thực của hiện tượng người chết sống lại.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, tổ tiên của con người đã không cố gắng để làm hồi sinh lại người đã chết. Ngược lại, họ đã cố gắng không để cho người chết đội mồ sống lại.

Ludwig Strackerjan, một người Đức, đã có một bộ sưu tập về những điều mê tín và truyền thuyết trong vùng lãnh địa của Oldenburg. Theo ông, hơn 150 năm trước, người chết đã được chôn cùng với quần áo, thìa ăn cơm và một cây kim với niềm tin để họ có thể khâu chiếc áo choàng khi nó bị rách. Ngay sau khi quan tài đưa ra khỏi nhà, mọi người sẽ dập lửa trong lò sưởi. Điều thú vị là, người chết sẽ được chôn trong những hố khá sâu.

Nếu ai đó quên dập lửa trong lò sưởi hoặc quên đặt một cây kim trong quan tài thì có thể một vấn đề nghiêm trọng sẽ xảy ra như việc người chết sẽ đội mồ sống lại, trở thành một con ma hay một thây ma biết đi.

Nhà khảo cổ học Daniel Nosler đã tìm thấy một số thứ ở gần thị trấn Stade chứng tỏ rằng những nghi thức ở trên không phải là truyền thuyết mà đã được thực hành trong thực tế. Căn cứ vào những hình ảnh về các cuộc khai quật ở tu viện cổ Harsefeld, Nosler đã phát hiện một tảng đá kỳ lạ bên cạnh một hộp sọ. Qua phân tích lớp đất ở khu vực có vẻ hơi khác so với lớp đất ở bên trong ngôi mộ, các nhà khảo cổ cho rằng có thể ngôi mộ đã bị khai quật sau khi người chết được một thời gian dài. Vì thế Nosler nghi ngờ rằng, tảng đá lớn này đã được dùng để nghiền nát hộp sọ của một người đã chết.

Sau khi Nosler kể với đồng nghiệp về câu truyện của ngôi mộ trên, Dietrich Alsdorf cũng đã liên tưởng tới một dấu tích mai tang kỳ lạ được tìm thấy cách đâu 30 năm ở tại khu vực này, trong một tu viện Harsefeld, mà chiếc quan tài cũng đã được khai quật lên. Sau đó nó cũng được đốt một cách khác thường và được đặt nắp xuống.

Ngoài ra, có những viên gạch đã được tìm thấy trên ngôi mộ, trong khi quan tài bị chồn ở nơi sâu hơn so với thông thường. Các nhà nghiên cứu tin rằng, ai đó đã muốn chôn như vậy để đảm bảo người quá cố sẽ chết một cách chắc chắn.

Trường hợp 2 ngôi mộ bí ẩn với niềm tin “người chết có thể sống lại” ở trên có niêm đại từ thế kỷ XIV hoặc XV. Nosler cho rằng, những ngôi mô đó cho thấy, nếu một người đã chết, người đó sẽ thường xuyên được theo dõi bởi các thành viên khác trong gia đình. Đó rất có thể do họ có niềm tin phổ biến rằng người chết sẽ sống lại và sẽ đem người thân vào thế giới bên kia.

Theo truyền thuyết Đức thời trung cổ, có sinh vật bất tử đã được đề cập tới là Nachzehrer, chúng gần giống như ma cà rồng. Người ta tin rằng, nếu một tấm vải liệm được tìm thấy ở gần miệng người chết, người chết sẽ hút tấm vải liệm đó để có được sự sống (tức trở thành Nachzehrer) và có thể hút máu từ tất cả những người đã chạm vào mảnh vải trước đó.

Tại làng Oldendorf, Nosler và các đồng nghiệp của ông cũng đã tìm thấy một Nachzehrer trong một ngôi mộ chôn cất ở thế kỷ XI hoặc XII. Tại đó 1 xương cánh tay đã được phát hiện thấy nằm trên cổ của người chết. Các nhà nghiên cứu tin rằng, xương đó được tin rằng, do có người đã chạm vào tấm vải liệm mà bị người chết hút vào.

 “Bây giờ chúng ta biết rằng ở những nơi này, người ta tin vào sự chết đi sống lại, và bây giờ chúng tôi sẽ tìm kiếm thêm nhiều bằng chứng hơn”, các nhà nghiên cứu cho biết trên Pravda.

Nguồn: Minh Nhân/Pravda, Dân Việt

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo