Góc nhìn

Việt Nam thường chiếm đất của nông dân mà không bồi thường

Cập nhật lúc 13-12-2013 15:00:00 (GMT+1)

 

BBT: Cô Kateřina Procházková, phóng viên thường trú của Đài Phát thanh Séc tại khu vực châu Á vừa có chuyến đi tới Việt Nam, gặp gỡ bloger và những nhà hoạt động xã hội. Vietinfo.eu xin chuyển đến bạn đọc bài viết mới đây của Kateřina Procházková được phát trên đài phát thanh Séc và đăng trên trang mạng rozhlas.cz.


> Bấm vào nghe bài bằng tiếng Séc

Dân Séc thường quan niệm, vì quá đói nghèo mà người Việt phải bỏ chạy ra nước ngoài. Tuy nhiên, Việt nam trước hết là một nước cộng sản, là nơi không có các phương tiện truyền thông độc lập, thậm chí cả internet, và là nơi những người phê phán chế độ bị tống vào tù. Những người cộng sản cũng vẫn thường chiếm đoạt đất của nông dân, và chẳng hề có chuyện bồi thường.

„Họ lấy hết đất của tôi. Giờ biết sống thế nào? Từ bé đến giờ tôi làm ruộng. Trồng cấy được gì thì đem bán. Giờ thì đã mất cả ruộng đất, vườn tược, cả tôi và vợ đều không có việc làm. Không biết, chúng tôi sẽ sống ra sao“- ông Le Van Dung vốn xuất thân từ một gia đình nông dân đã bao đời canh tác ở ngoại vi Hà nội, chia xẻ.

Vấn đề chính là ở đây. Trước đây khoảng một năm, một công ty xây dựng do nhà nước nắm một nửa cổ phần, đã chiếm đoạt ruộng đất của ông và của khoảng 4000 người dân khác. Ở đó bây giờ người ta xây những tòa nhà hiện đại cho những người có tiền.

„Họ ép chúng tôi bán ruộng khá là thô bạo. Những người đành bỏ ruộng, đã nhận được vài ngàn. Nhưng chúng tôi, những người không chịu nhượng đất, thì họ đuổi đi. Họ gọi cảnh sát và quân đội đến xử lý chúng tôi“

Theo đúng những thông lệ ở Việt nam, công ty Viet Hung, người thi công những tòa nhà này, không giải thích cho ai bất cứ điều gì. Họ cho xe ủi ra đồng và không đếm xỉa đến người dân. Những người chủ công ty có liên hệ mật thiết với chế độ cộng sản và vì thế họ không thấy bị đe dọa. Chống lại họ chỉ là những người đấu tranh đơn lẻ.

„Các bác phải viết đơn gửi lên Quốc hội và gửi tới tất cả các vị Đại biểu quốc hội. Tôi sẽ giúp bác việc này và cái video quay cảnh cưỡng chế đất sẽ được đưa lên blog của chúng tôi“ ông L. – người đã nhiều năm hoạt động giúp đỡ những người nông dân – đã nói.

Bản thân ông L. đã bị đuổi việc, khi cơ quan của ông – một cơ quan nhà nước – đã phát hiện ra ông viết blog và phê phán tình trạng trong nước. Những người chống đối như ông L. quây tụ và giúp đỡ lẫn nhau, bloger Anh cho biết.

Kateřina Procházková
Kateřina Procházková. Nguồn: Truyền thanh Quốc gia Séc CRO

Những người cộng sản quyết định tất thảy   

„Ở Việt nam chỉ có một đảng, là đảng của những người cộng sản. Họ muốn kiểm soát thấy thảy – báo chí, truyền hình, phát thanh. Một không gian duy nhất mà còn tương đối tự do, là internet. Nhưng khi chúng tôi đứng lên chống lại những trò bẩn thỉu như cướp đất, tham nhũng hay là đút lót, thì họ sẽ tức khắc bịt miệng chúng tôi lại“ bloger Anh khẳng định và nói thêm „Họ theo dõi và truy nã chúng tôi không chỉ trong cuộc sống bình thường, mà còn cả trên internet. Tất cả chúng tôi đều đã từng bị cảnh sát bắt giữ và đánh đập… nhiều lần“

Theo bloger này, ở Việt nam ý nguyện của độc đảng và của nhà nước đang điều khiển cả Tòa án và cả cảnh sát. Tin tức của một cơ quan quốc tế là Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, có viết rằng ở Việt nam quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí và tự do hội họp bị xâm phạm. Theo Liên hợp quốc, tình trạng này đang ngày càng tồi hơn. Nhưng trên thế giới hầu như không có ai quân tâm đến điều này.

Tác giả:  Kateřina Procházková, rozhlas.cz
Người dịch: Thanh Mai – vietinfo.eu

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo