Góc nhìn

Cai Lậy và làn sóng bất tuân dân sự

Cập nhật lúc 02-12-2017 14:24:43 (GMT+1)
Công văn số 404/TTg-KTN ngày 18/3/2013 của PTT Hoàng Trung Hải đồng ý chỉ định nhà đầu tư dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, một d

 

30/11/2017 - trùng với ngày “tòa án nhân dân” của riêng chính quyền độc đảng ở Việt Nam giáng cú y án 10 năm tù giam xuống đầu của một blogger đấu tranh phản kháng nạn ô nhiễm xả thải của Formosa là Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, trạm thu phí BOT Cai Lậy một lần nữa phải đầu hàng xả trạm trước phong trào bất tuân dân sự của lái xe và người dân.


Bất chấp chính quyền Tiền Giang và chủ đầu tư BOT Cai Lậy lập “phương án tác chiến” rất chi tiết với mũi chủ công trấn áp là hàng trăm cảnh sát cơ động và công an giao thông, bất chấp việc bị lực lượng “tay sai bảo kê” này răn đe và đàn áp, bắt bớ, cánh lái xe đã không chỉ tiếp tục yêu sách đòi BOT Cai Lậy phải hủy bỏ tình trạng “quy hoạch một nơi, thu phí nơi khác”, duy trì chiến thuật trả tiền lẻ mà còn dũng cảm đối mặt với công an, thậm chí còn tổ chức tập hợp kéo đến đồn công an đòi người khi 3 lái xe bị công an bắt giữ.

Kể từ lần phản kháng đầu tiên vào tháng 9/2017 cũng tại trạm BOT Cai Lậy, nhận thức về đấu tranh mưu sinh, chống bất công và áp bức của lái xe đã nâng lên nhiều hơn, đồng thời giới hạn sợ hãi được kéo giảm. Đây cũng là một đặc thù rất lớn của phong trào đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam từ suốt những năm 2005, 2006 đến nay. Tập hợp và đoàn kết theo số đông luôn là một yếu tố sống còn để phong trào dân chủ và bất tuân dân sự đạt được thành công.

Có vẻ một bộ phận trong giới lãnh đạo các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang và cả một số địa phương khác đang lấp ló cơ chế “gia đình trị” hoặc “sứ quân địa phương”

Sự tiến bộ dù chậm chạp của xã hội Việt Nam là nếu trước đây phong trào phản kháng dân sự chỉ tập trugng ở giới đấu tranh nhân quyền và chủ yếu với những vấn đề nhân quyền chính trị, thì những năm gần đây phong trào phản kháng dân sự đã dần “xã hội hóa”, lan dần sang khối quần chúng mà trước đó vẫn bàng quan vô cảm, liên đới mật thiết không chỉ với nhu cầu mưu sinh và quyền lợi cá nhân, mà còn dần ý thức được rằng nếu người dân không hành động và không đấu tranh với các nhóm lỡi ích được”bảo kê” bởi chính quyền thì trước sau gì mỗi cá nhân cũng trở thành nạn nhân của chúng.

Cảm hứng và kinh nghiệm

Phong trào bất tuân dân sự đang lớn mạnh và khởi sắc hẳn. Cuộc trước là nguồn cảm hứng cho cuộc sau. Từ các cuộc biểu tình phản đối chặt hạ cây xanh và tổng đỉnh công của công nhân một số tỉnh Nam Bộ vào năm 2015 đến phong trào biểu tình phản đối Formosa của người dân miền Trung vào năm 2016.

Bất tuân dân sự ở trạm thu phí BOT đã không còn là hiện tượng đơn lẻ.

Khởi nguồn từ tháng Tư năm 2017, phương cách phản ứng một cách sáng tạo và hợp pháp của người dân huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đối với trạm thu phí Bến Thủy 1 là dùng tiền lẻ mệnh giá 200 đồng hay 1.000 đồng để mua vé. Kết quả của việc phản kháng này là tạo nên tình trạng kẹt xe nghiêm trọng và khiến rối đầu chính quyền. Lực lượng công an đã phải bó tay vì không thể đàn áp người dân trả phí đàng hoàng. Lực lượng này chỉ còn làm được chuyện duy nhất là giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài nhiều cây số.

Vào nửa đầu năm 2017, việc nhà cầm quyền phải nhân nhượng miễn phí 100% cho người dân 4 huyện 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh qua cầu Bến Thủy 1 là thắng lợi tiêu biểu đầu tiên của cuộc đấu tranh bền bỉ và sáng tạo của nhân dân, đánh dấu những bước đi khởi đầu thành công của phong trào bất tuân dân sự tại Việt Nam.

Phương thức phản kháng đầy sáng tạo này của người dân Nghi Xuân đã được áp dụng và lan rộng sang nhiều lãnh vực khác. Đến tháng 8 - 9/2017 và từ đó đến nay, hàng loạt cuộc phản kháng khôn khéo nhưng có hiệu quả đã được giới lái xe ứng dụng thành công ở nhiều trạm thu phí BOT trên nhiều vùng…

Càng về sau này, yếu tố tổ chức và hơn nữa là tổ chức có kỷ luật chặt chẽ càng nổi lên trong những hoạt động bất tuân dân sự. Mối dây liên lạc và phổ biến kinh nghiệm đã hình thành càng rõ rệt giữa các nhóm lái xe ở các tỉnh thành, đặc biệt được chi tiết hóa về cách thức dùng tiền lẻ để trả tiền thu phí và cách “câu giờ” càng lâu càng tốt… Công an đành đứng ngoài cuộc mà không còn dám hầm hè đe dọa lái xe như trước đây. Một số chủ trạm BOT đòi truy tố lái xe nhưng nếu công an làm như vậy lại trái luật. Không còn cách nào khác, một số trạm thu phí đã phải “xả trạm”, để dòng xe lưu thông qua trạm mà không thu phí…

Ngược lại với phong trào bất tuân dân sự của lái xe và người dân, ngày càng nhiều chính quyền địa phương đã lộ hẳn hành vi “bảo kê” trắng trợn cho các nhóm trục lợi chính sách, đặc biệt là dấu hiệu tổ chức và triển khai “lực lượng vũ trang riêng”, mà bằng chứng không thể chối cãi là vụ trạm thu phí BOT Biên Hòa (Đồng Nai) vào tháng 10/2017 và trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang) vào tháng 11/2017.

Trong đó, Đồng Nai có thể được xem là một trường hợp rất đáng mổ xẻ về cận cảnh lãnh chúa hay “sứ quân”.

“Lực lượng vũ trang riêng”?

Vụ một lực lượng đông đảo cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông công khai dàn quân trong khu vực Trạm thu phí BOT Biên Hòa vào ngày 26/10/2017 như một cách “khủng bố” việc cánh lái xe trả tiền lẻ là một bằng chứng rõ ràng, không chỉ về mối quan hệ móc nối đã trở nên quá sâm đậm giữa nhóm lợi ích chủ đầu tư BOT Biên Hòa với cơ quan công an, mà còn cả màu sắc đậm đặc rất ấn tượng của “lực lượng vũ trang riêng”.

Dùng cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông tại các trạm BOT Biên Hòa và Cai Lậy để “dằn mặt” lái xe là hành vi “khủng bố” quá lộ liễu.

Trước đó, BOT Biên Hòa đã trở thành cái tên ấn tượng bởi cách lạm thu tràn lan mang lại lợi lộc rất lớn cho chủ đầu tư, khiến phát sinh làn sóng bất tuân dân sự của cánh tài xế khi đối phó tình trạng lạm thu bằng cách trả tiền lẻ khiến BOT Biên Hòa buộc phải xả trạm cho xe qua.

BOT Biên Hòa cũng trở thành cái tên khó quên khi sau đó nhiều lái xe đã bị cơ quan cảnh sát giao thông Đồng Nai “mời làm việc” - như một cách “khủng bố” tinh thần những người tài xế không chịu khuất phục cảnh lạm thu.

Nhưng đến việc dàn quân tại BOT Biên Hòa để “khủng bố”, sự việc đã vượt quá giới hạn của “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.

Sự khác biệt về mức độ trắng trợn chà đạp luật pháp của hiện tượng trên là trong rất nhiều vụ các chính quyền địa phương dùng lực lượng công an và cả quân đội để cưỡng chế giải tỏa người dân nhằm trưng thu đất đai, cơ chế này vẫn được dựa trên một số văn bản mang tính pháp quy của chính quyền (quy hoạch, quyết định giải tỏa, quyết định bồi thường…), cho dù không ít văn bản như thế là bất hợp lý hoặc rất bất công. Nhưng đối với trường hợp BOT Biên Hòa, đã không có bất kỳ văn bản pháp quy nào từ phía chính quyền được nêu ra để chứng minh là hành động trả tiền lẻ của lái xe là vi phạm pháp luật.

Một khi không được “chống lưng” bởi bất cứ quyết định hoặc quy định pháp quy nào, cơ chế dùng cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông tại các trạm BOT Biên Hòa và BOT Cai Lậy để “dằn mặt” lái xe là một hành vi “khủng bố” quá lộ liễu, quá trắng trợn mà chỉ có thể cho thấy tình trạng phép vua thua lệ làng, cát cứ quyền lực đang phổ biến và gia tăng chóng mặt ở một số địa phương, tạo ra một tiền đề hữu hiệu để một khi “có đủ điều kiện”, chính giới lãnh đạo địa phương đó sẽ ra sức phát huy cơ chế tập quyền cá nhân và tập quyền gia đình trị, không ngại ngần sử dụng lực lượng công an và cả quân đội cho ý đồ thâu tóm lợi ích và quyền lực cho mình.

Gần đây, một trong số lãnh đạo Đồng Nai - bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư tỉnh ủy - đã bị “dính” vụ Trạm BOT đường vào mỏ đá Tân Cang và quá “ưu ái” cho doanh nghiệp của người nhà của bà này như một thể thức “gia đình trị”.

Cũng gần đây, báo chí đã nêu quá nhiều vụ cảnh sát giao thông Đồng Nai “ăn cả trên bộ lẫn trên sông” nhưng vẫn bị những quan chức đen đúa nào đó từ bóng tối âm thầm che chắn.

Không hẳn tất cả, nhưng có vẻ một bộ phận trong giới lãnh đạo các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang và cả một số địa phương khác đang lấp ló cơ chế hoặc “gia đình trị” hoặc “sứ quân địa phương”, hoặc cả hai, và cả những dấu hiệu khó có thể chối cãi về “xây dựng lực lượng vũ trang riêng”.

Nguy cơ mới trong thể chế độc đảng

“Có đủ điều kiện” lại là một cụm từ mà Tổng bí thư Trọng sính dùng trong bản nghị quyết ban hành sau Hội nghị trung ương 6 tháng 10/2017 về “nhất thể hóa chức danh đảng và nhà nước”. Theo đó, ở những cấp xã, huyện “có đủ điều kiện”, bí thư cấp ủy sẽ đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân, có thể gọi nôm na là “3 thành 1”. Cơ chế này sẽ khiến quyền lực thực tế tập trung vào chỉ một người, thay vì trước đây phổ biến là ba, hoặc thí điểm hai người - bí thư tỉnh kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân, nhưng bí thư tỉnh và chủ tịch tỉnh là hai nhân sự khác nhau và cách nào đó kiểm soát quyền lực lẫn nhau.

Nhưng sau Hội nghị trung ương 6, thông tin từ nhiều quan chức có trách nhiệm đã cho biết cơ chế “3 thành 1” không chỉ dừng ở cấp xã và huyện mà sẽ triển khai ở cấp tỉnh thành, thậm chí còn có thể “lên” tới cấp trung ương.

Hệ quả rõ ràng là nếu thực hiện cơ chế “3 thành 1,” các “lãnh chúa” sẽ “quyết” hết, từ vấn đề nhân sự đến điều hành kinh tế - xã hội, và cả những dự án màu mỡ có nguồn vốn từ ngân sách và viện trợ ODA. Sẽ không có chuyện “lãnh chúa” phải hỏi hoặc xin ý kiến của Hội đồng nhân dân tỉnh thành về quyết sách này quyết sách kia.

Thế nhưng khi nêu ra kế hoạch “nhất thể hóa 3 thành 1”, đảng lại hầu như không đưa ra bất kỳ cơ chế nào để kiểm soát quyền lực. Có phải đảng muốn lờ đi cơ chế kiểm soát quyền lực để không còn cơ quan nào có thể giám sát những gì đảng sẽ làm?

Chỉ biết rằng nếu không có cơ chế kiểm soát quyền lực được cụ thể hóa bằng một luật về “nhất thể hóa”, sẽ chẳng có ai chịu trách nhiệm và sẽ chẳng làm thế nào để đảng hay chính phủ kiểm soát được cơ số hành vi tự tung tự tác mà những lãnh đạo được xem là “có tâm có tầm” do đảng chỉ định vào vị trí “3 thành 1” sẽ “tự diễn biến”. Để khi đó, tình trạng tản quyền dâng cao, biến thành “chia quyền” và phát triển mạnh khuynh hướng ly tâm hóa quyền lực. Sẽ hình thành cơ chế “đa trung tâm quyền lực” không chỉ ở nhiều bộ ngành mà cả nhiều địa phương.

Thậm chí sau một thời gian thực hiện “3 thành 1” mà chẳng bị kiểm soát quyền lực, rất dễ để “giới tinh hoa” của đảng coi sóc linh hồn dân ở nhiều địa phương sẽ biến những địa phương đó thành một vương quốc riêng của mình. Thậm chí rất có thể sẽ xuất hiện những “chính ủy chuyên quyền” tham vọng và liều lĩnh nhất khi nghĩ đến việc tự trang bị cho địa phương mình một “lực lượng vũ trang” riêng, bao gồm vừa công an vừa quân đội, thẳng tay đàn áp dân chúng…

Đồng Nai và Tiền Giang chỉ là vài trong số những số địa phương đang có dấu hiệu manh nha để trở thành một cái gì đó na ná để thỏa mãn tương lai trên.

Nguồn: Phạm Chí Dũng/Blog VOA

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo