Chuyện phiếm

Lãnh đạo VN không khác ông vua, đụng đến ông vua là phạm tội khi quân

Cập nhật lúc 06-12-2015 18:05:30 (GMT+1)
Nguồn ảnh: Internet

 

Hôm kia tôi có viết rằng nước CHXHCNVN đã trở thành « Cộng hòa Bê Đê ». Lý do tôi viết vậy là vì quốc hội VN vừa thông qua luật nhìn nhận quyền của người chuyển đổi giới tính. Ý kiến của tôi là hợp lý. Chắc chắn phe đồng tính và chuyển đổi giới tính phải chiếm phần đa số trong Trung ương, trong Bộ Chính trị, trong Quốc hội… nên luật này mới ra sớm như vậy.


Luật về biểu tình, luật về lập hội, luật về bầu cử… đến nay vẫn chưa đề cập tới, mặc dầu đó là các quyền cơ bản của con người. Các nước tiên tiến trên thế giới, có nước đã nhìn nhận các quyền cơ bản đó từ thế kỷ thứ 18, tức cách đây gần 300 năm. Còn quyền của người đồng tính, một số nước chỉ mới đề cập vào năm 2011 mà thôi.

Có người lên tiếng nói rằng tôi « kỳ thị ». Thì đúng thôi. Kỳ thị có cái tốt, có cái xấu.

Phe chuyển đổi giới tính ở VN chiếm bao nhiêu dân số ? Trong khi các quyền cơ bản nói trên thuộc về con người (bao gồm luôn người chuyển đổi giới tính).

Rõ ràng có sự thiên vị.

Vấn đề là, cái thiên vị đó nằm chình ình, vậy mà các « nhà dân chủ » và các « nhà nhân quyền » VN không ai thấy.

Tôi mới khuyên là, để tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền có hiệu quả, những « nhà » này để gia nhập vào giới « chuyển đổi giới tính » để việc hoạt động được luật pháp bảo vệ.

Dĩ nhiên là lời khích tướng nào cũng « sốc ». Nhưng phải nhìn nhận là tôi nói đúng.

Hôm nay tôi viết về đạo đức cách mạng.

Nhiều người vác đuốc đi tìm, trong sử sách cận đại, để soi mặt cái « đạo đức cách mạng » này mặt ngang mặt dọc nó thế nào. Theo tôi không cần mày mò đâu xa. Chỉ cần xét lại thái độ của những « nhà cách mạng » đối xử với dân là sẽ thấy.

Hôm trước thiên hạ um sùm vụ cán bộ cấp dưới phê bình lãnh đạo « cái bản mặt phách lối » trên facebook. Cán bộ cấp dưới bị lãnh đạo chỉ đạo ban ngành đánh hội đồng. May nhờ có cộng đồng facebookers và báo chí can thiệp mà mạng cán bộ cấp dưới được cứu.

Hôm nay thấy vụ cô giáo đem chuyện cây cầu gẫy lên facebook thì cũng bị lãnh đạo trừng phạt. Cây cầy gẫy này, theo lời kể, thì năm ngoái đã có người (cô giáo) té chết tươi. Hôm nay có người lại té xém chết. Tức là cây cầy đã gẫy (ít nhứt) là một năm. Trách nhiệm là lãnh đạo. Chết người do cầu gẫy lãnh đạo phải chịu trách nhiệm.

Cô giáo đem câu chuyện lên facebook thì bị lãnh đạo trù.

Thái độ của lãnh đạo ở hai thí dụ trên đây là gì ? Phách lối ? Hay là « bất khả xâm phạm » ? Hay là thể hiện « đạo đức cách mạng » ?

Tất cả đều đúng. Nguyên nhân do đâu ?

Dĩ nhiên do từ « đạo đức cách mạng ». Ý nghĩa « đạo đức » này là gì, chờ xem hồi sau sẽ rõ.

Nhưng việc lãnh đạo « bất khả xâm phạm » là truyền thống từ lâu đời, đã được qui định trong bộ LHS.

Ở VN, ai mà « nói xấu » lãnh đạo đều có thể ở tù rục xương. Lãnh đạo VN không khác ông vua. Đụng đến ông vua là phạm tội khi quân.

Trong khi ở các nước dân chủ, người lãnh đạo thuộc về diện « người của công chúng ». Lương phạn của lãnh đạo là do người dân đóng góp. Bổn phận của « lãnh đạo » là « phục vụ » người dân. Do đó, người dân có quyền phê bình (hay chửi) công khai lãnh đạo. Ngay cả lúc chửi sai, phê bình sai…

người dân cũng không bị tội. Người lãnh đạo có bổn phận biện hộ, trình bày cho người dân hiểu (việc người dân đã nói sai ở chỗ nào).

Ngay cả danh phận của lãnh đạo cũng được luật bảo vệ. Rõ ràng quyền lực tuyệt đối khiến con người hủ bại tuyệt đối. Điều này chỉ có dưới thời quân chủ.

Nguồn: Trương Nhân Tuấn/ Anhbasam

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo